Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Đặt câu với 4 kiểu hoán dụ câu hỏi 7085543
Câu hỏi :

Đặt câu với 4 kiểu hoán dụ

Lời giải 1 :

`***` Bốn kiểu hoán dụ:

`+` Kiểu `1:` Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ, gọi sự vật ấy.

`+` Kiểu `2:` Lấy bộ phận để chỉ cái toàn thể.

`+` Kiểu `3:` Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng.

`+` Kiểu `4:` Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.

`***` Đặt câu với bốn kiểu hoán dụ trên:

`@` Kiểu `1:`

`->` Người chiến sĩ áo trắng luôn hết mình, tận tụy vì công việc và sức khỏe người dân.

`=>` Người chiến sĩ áo trắng `(A) =` Bác sĩ `(B)`

`@` Kiểu `2:`

`->` Lớp tôi hội tụ toàn những gương mặt vàng tài năng, tiêu biểu là Tú `-` một chân sút đa tài.

`=>` Gương mặt vàng `(A) =` Những người xuất chúng `(B)`

`=>` Chân sút đa tài `(A) =` Người đá bóng xuất sắc `(B)` 

`@` Kiểu `3:`

`->` Với từng chiếc đũa một, người cha có thể dễ dàng bẻ lấy. Nhưng nếu đối với một bó đũa, ông không thể dùng sức thường để bẻ trơn trụi.

`=>` Từng chiếc đũa một `(A) =` số lượng tí, đơn lẻ. `(B)`

`=>` Một bó đũa `(A) =` số lượng nhiều, sức mạnh. `(B)`

`@` Kiểu `4:`

`->` Đất nước ta đối với Bác vẫn luôn nặng ân tình như thế, sâu sắc đến thế!

`=>` Đất nước ta `(A) =` toàn thể nhân dân một nước `(B)`

Lời giải 2 :

$#Ruby$

`#` Bốn kiểu Hoán dụ:

`-` Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa.

`-` Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

`-` Lấy bộ phận chỉ cái toàn thể.

`-` Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

`#` Ví dụ: 

`-` Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa: Cả gia đình cùng nhau quây quần bên bếp lửa bập bùng trong trời mùa đông giá rét.

`@` Dẫn chứng: ''Cả gia đình''`->` thành viên trong gia đình `=>` Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa.

`-` Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Đã ngoài bảy mươi nhưng bác Lan lại phải trải qua cảm giác của việc kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh.

`@` Dẫn chứng: ''Kẻ đầu bạc'' hoán dụ cho người cao tuổi, ''kẻ đầu xanh'' hoán dụ cho người trẻ tuổi `=>`  Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

`-` Lấy bộ phận chỉ cái toàn thể: Chỉ cần có lòng kiên trì, quyết tâm lẫn sự bền bỉ, dũng cảm thì bàn tay con người sẽ làm nên tất cả mặc những khó khăn và gian khổ.

`@` Dẫn chứng: ''Bàn tay con người'' `->` Con người `=>` Lấy bộ phận chỉ cái toàn thể.

`-` Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: Trong cơn bão, một cây tre đã gãy vì đứng một mình, tách mình ra khỏi rặng tre. Nhưng những cây tre còn lại thì tay ôm, tay níu, cùng nhau vượt qua cơn bão.

`@` Dẫn chứng: ''Một cây trẻ'' hoán dụ cho số lượng ít, đơn lẻ, lẻ tẻ, ''những cây tre còn lại'' hoán dụ cho số lượng nhiều, đông. `=>` Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK