Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Bài 1. Phân tích td của triếp biện pháp tu từ trong nhg ngữ liệu 3 sau 1. Con di...
Câu hỏi :

Làm giúp mình bài này vs ạ

image

Bài 1. Phân tích td của triếp biện pháp tu từ trong nhg ngữ liệu 3 sau 1. Con di kam nui ngan the Chxeon muốn lỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc 10 năm C

Lời giải 1 :

`a,`

- Biện pháp tu từ:

+ so sánh (so sánh hơn kém; biểu thị qua từ ngữ so sánh: chưa bằng)

`@` "Con đi trăm núi ngàn khe - Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm"  

`@` "Con đi đánh giặc mười năm - Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi."

+ điệp cấu trúc: "Con đi...chưa bằng..."

`->` Tác dụng: 

+ tăng sức gợi hình, gợi cảm

+ tạo nhịp điệu cho đoạn thơ

+ gây ấn tượng mạnh cho người đọc

+ làm nổi bật những hi sinh, công lao to lớn của mẹ. Mọi gian truân, khó nhọc mà con phải trải qua trên đường đi chiến đấu vẫn chẳng thể sánh bằng những nỗi đau, sự vất vả, tần tảo của mẹ

+ thể hiện thái độ ngợi ca, biết ơn, tình yêu của người con dành cho mẹ

`b,`

- Biện pháp tu từ:

+ so sánh (so sánh ngang bằng; biểu thị qua từ ngữ so sánh: bao nhiêu...bấy nhiêu) "Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu" 

+ điệp ngữ: "mình", "ta"

`->` Tác dụng: 

+ tăng sức gợi hình, gợi cảm

+ tạo nhịp điệu cho đoạn thơ

+ gây ấn tượng mạnh cho người đọc

+ khẳng định tình cảm dạt dào, sự gắn bó bền chặt, mật thiết giữa "mình" với "ta"

Lời giải 2 :

`***``color[black][#Meo]`

`1``.` 

                             "Con đi trăm núi ngàn khe

                        Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

                               Con đi đánh giặc mười năm

                        Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi"

`@` `Bpt``t`: 

`-` Điệp cấu trúc: "Con đi... Chưa bằng..."

`-` So sánh hơn kém "Con đi trăm núi ngàn khe / Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm", "Con đi đánh giặc mười năm / Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi"

`@` Tác dụng:

`-` Điệp cấu trúc:

`+` Tạo nhịp điệu, sự liên kết mạch lạc cho câu thơ, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

`+` Nhấn mạnh sự vất vả, khó nhọc của người mẹ bởi đã hi sinh cả cuộc đời mình, dành những điều tốt đẹp nhất cho con

`-` So sánh:

`+` Làm câu văn trở nên sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

`+` Giúp người đọc hình dung ra những khổ cực, khó khăn của người mẹ: "Con đi trăm núi ngàn khe", từ câu thơ trên, có thể thấy được rằng người con đã phải rất vất vả, phải đi qua rất nhiều ngọn núi và khe vách, nhưng điều đó vẫn chưa là gì với nỗi lòng tái tê của mẹ. "Con đi đánh giặc mười năm", đó là một cuộc chiến kéo dài rất lâu, không chỉ vậy còn có nhiều khó khăn, nguy hiểm rình rập, một cơn ác mộng đối với những người lính trẻ, nhưng người con lại nói rằng điều đó vẫn chưa thể bằng sự khó nhọc của mẹ khi sáu mươi, qua đó lại càng nhấn mạnh được nỗi cơ cực, khổ sở mà người mẹ phải trải qua

`+` Thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ của mình

`_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` 

`2``.`

                               "Ta với mình, mình với ta

                        Lòng ta sau trước mặn mà đinh linh

                                Mình đi mình lại nhớ mình

                        Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu"

`@` `Bpt``t`:

`-` Điệp ngữ "ta" và "mình"

`-` So sánh "Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

`@` Tác dụng:

`-` Điệp ngữ

`+` Tăng tính nhạc, tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho lời thơ

`+` Nhấn mạnh đức tính thủy chung của những con người Việt Bắc `-` "ta" với "mình"

`-` So sánh

`+` Làm câu thơ trở nên sinh động, tăng sức biểu cảm

`+` Tình cảm của những người dân được so sánh với hình ảnh "nguồn" `-` đầu nguồn của nước, vì vậy chắc chắn nơi đó có chứa rất nhiều nước, và tình cảm của những nhân dân được miêu tả như vậy, từ đó có thể thấy tác giả đang nhấn mạnh, làm nổi bật tấm lòng, nghĩa tình của con người với nhau, khi người đi người ở lại

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK