Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Chỉ ra và phân tích tác dụng của Biện pháp tu từ 1 Mặt trời xuống biển như hòn lửa...
Câu hỏi :

Giúp mình với văn lớp 8

image

Chỉ ra và phân tích tác dụng của Biện pháp tu từ 1 Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sống đã cài then đêm sập cửa 2 Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nư

Lời giải 1 :

`color[black][#Meo]`

`1``.`

                   "Mặt trời xuống biển như hòn lửa

                     Sóng đã cài then đêm sập cửa"

`@` `Bpt``t`:

`-` So sánh "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"

`-` Nhân hoá "Sóng đã cài then đêm sập cửa"

`@` Tác dụng:

`-` So sánh

`+` Làm câu thơ trở nên sinh động, tăng sức gợi hình gợi gợi

`+` Làm nổi bật hình ảnh mặt trời lặn khi hoàng hôn, gợi ra một khung cảnh thơ mộng, hữu tình, thu hút người đọc

`-` Nhân hoá

`+` Tăng sức gợi hình gợi cảm, làm những hình ảnh sự vật, sự việc xung quanh hiện lên với vẻ đẹp nên thơ, sinh động

`+` Giúp người đọc hình dung được hình ảnh hoàng hôn với vẻ đẹp thơ mộng của những sự vật xung quanh: mặt trời đã dần lặn xuống biển như hòn lửa, sóng đã cài then, màn đêm đã thực sự chìm xuống cả bãi biển

`_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` 

`2``.`

                     "Công cha như núi Thái Sơn

               Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

`@` `Bpt``t`: So sánh "Công cha như núi Thái Sơn", "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

`@` Tác dụng:

`-` Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

`+` Làm câu thơ trở nên sinh động

`+` Ngợi ca công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ to lớn đến nhường nào, đó là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả, từ đó nhắc nhở mọi người cần phải yêu thương, trân trọng cha mẹ của mình khi còn có thể

`_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` 

`3``.`

                      "Áo chàm đưa buổi phân li

                  Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"

`@` `Bpt``t`: Hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật "Áo chàm"

`@` Tác dụng:

`+` Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

`+` Làm nổi bật lên hình ảnh những người dân Việt Bắc trong buổi phân li, cùng với đó là cảm xúc tiếc nuối, lưu luyến

`+` Hiện lên những vẻ đẹp tâm hồn của người dân Việt Bắc qua hình ảnh "chiếc áo chàm"

`_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` 

`4``.`

                           "Ta làm con chim hót

                            Ta làm một cành hoa

                            Ta nhập vào hoà ca

                            Một nốt trầm xao xuyến"

`@` `Bpt``t`: 

`-` Điệp ngữ "Ta"

`-` Điệp cấu túc "Ta làm"

`@` Tác dụng:

`+` Tăng tính nhạc cho lời thơ, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

`+` Tạo nhạc điệu, sự liên kết, mạch lạc cho những câu thơ

`+` Thể hiện vẻ đẹp và sự mong muốn được cống hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả dành cho đất nước

`_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` 

`5``.`

                   "Lom khom dưới núi tiều vài chú

                    Lác đác bên sông chợ mấy nhà"

`@` `Bpt``t`: Đảo cấu trúc ngữ pháp "Lom khom dưới núi tiều vài chú", "Lác đác bên sông chợ mấy nhà"

`@` Tác dụng: 

`-` Làm câu thơ trở nên sinh động, gợi cảm, hài hoà về âm thanh

`-` Nhấn mạnh vẻ đẹp của Đèo Ngang, qua đó cũng thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả `-` một sự thương nhớ da diết, nỗi buồn thầm lặng

`_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` 

`6``.`

                             "Tre giữ lòng giữ nước

                               Giữ mái nhà tranh

                               Giữ đồng lúa chín"

`@` `Bpt``t`:

`-` Nhân hoá "Tre giữ lòng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín"

`-` Điệp ngữ "Giữ"

`-` Liệt kê "Tre giữ lòng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín"

`@` Tác dụng:

`-` Nhân hoá

`+` Làm câu thơ trở nên sinh động

`+` Làm hình ảnh "tre" trở nên gần gũi, gắn bó hơn với con người

`+` Nhấn mạnh được vai trò, ý nghĩa của tre đối với đời sống của con người

`-` Điệp ngữ:

`+` Tạo nhịp điệu, sự liên kết mạch lạc cho câu thơ

`+` Tăng tính nhạc cho lời thơ

`+` Nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa của cây tre `-` một sự vật rất gắn bó đối với đời sống của con người

`-` Liệt kê

`+` Làm câu thơ trở nên ngắn gọn, giúp người đọc dễ hiểu

`+` Thể hiện sự gắn bó, gần gũi của cây tre đối với con người và những vai trò của nó

`_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` 

`7``.`

                        "Mình đi có nhớ những ngày

                         Mưa nguồn suối lũ

                         Những mây cùng mù"

`@` `Bpt``t`: Liệt kê "Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù"

`@` Tác dụng:

`-` Làm câu thơ trở nên ngắn gọn, giúp người đọc dễ hiểu

`-` Thể hiện sự thương nhớ đến những cảnh vật thiên nhiên ở Việt Bắc của tác giả

`_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` `_` 

`8``.`

                       "Mùa xuân người cầm súng

                        Lộc dắt đầy trên lưng

                        Mùa xuân người ra đồng

                        Lộc trải đầy nương mạ"

`@` `Bpt``t`: 

`-` Điệp cấu trúc "Mùa xuân người..."

`-` Điệp ngữ "Lộc"

`@` Tác dụng:

`-` Tăng sức gợi hình gợi cảm, làm câu thơ trở nên sinh động

`-` Tăng tính nhạc, tạo nhịp điệu cho lời thơ

`-` Nhấn mạnh vẻ đẹp của những con người đã luôn nỗ lực, cố gắng tao ra "lộc" cho quê hương, đất nước

`-` Làm nổi bật vẻ đẹp của đất nước và những sự cống hiến hết mình của người dân, tạo nên một mùa xuân nho nhỏ tuyệt đẹp

Lời giải 2 :

1.

Biện pháp tu từ so sánh "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"

Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm xúc và tăng tính chân thực, sinh động của hình ảnh mặt trời lúc hoàng hôn. Người đọc có thể hình dung được hình ảnh của mặt trời rực rỡ, huy hoàng như một hòn lửa khổng lồ đang lặn xuống để nhường chỗ cho màn đêm

2. 

Biện pháp tu từ so sánh "công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm xúc và tăng tính chân thực, sinh động, nhấn mạnh vai trò, công ơn của cha mẹ dành cho con cái. Công lao của cha mẹ được so sánh với những hình ảnh thiên nhiên vĩ đại, vĩnh hằng. Từ đó, người đọc cảm nhận được công lao, hy sinh to lớn của cha mẹ dành cho con cái.

3.

Biện pháp tu từ hoán dụ "áo chàm"

Tác dụng: biện pháp hoán dụ lấy dấu hiệu để chỉ sự vật. Áo chàm là chiếc áo đặc trưng của nhân dân vùng cao Tây Bắc. Trong buổi chia ly giữa cán bộ nguồn và nhân dân vùng cao, biện pháp hoán dụ giúp hình ảnh của buổi chia ly thêm sinh động, đầy sức gợi hình và gợi cảm xúc

4. 

Biện pháp điệp ngữ "ta". Tác dụng: nhấn mạnh khát vọng cống hiến của nhà thơ

Biện pháp liệt kê "con chim hót, một cành hoa, nốt trầm xao xuyến". Tác dụng: đưa ra những hình ảnh nhà thơ khát vọng hóa thân vào những điều nhỏ bé và cống hiến cho cuộc đời và tăng sức gợi hình, gợi cảm xúc cho hình ảnh thơ

5. 

Biện pháp đảo ngữ "lom khom, lác đác"

Tác dụng: nhấn mạnh được trạng thái tiều tụy, vắng vẻ, đìu hiu, vắng lặng của thiên nhiên và con người Đèo Ngang. Người đọc có thể hình dung được không gian vắng lặng, buồn thương, hoài niệm của Bà Huyện Thanh Quan

6

Biện pháp điệp ngữ "giữ". Tác dụng: nhấn mạnh được vai trò, ý nghĩa của cây tre đối với cuộc sống lao động và sản xuất của nhân dân Việt Nam 

Biện pháp liệt kê "làng, nước, mái nhà tranh, đồng lúa chín". Tác dụng: đưa ra dẫn chứng và nhấn mạnh được sự gần gũi, thân thiết của cây tre với đời sống lao động, sản xuất của người dân lao động

7

Biện pháp liệt kê "mưa nguồn, suối lũ, mây cùng nguồn"

Tác dụng: đưa ra dẫn chứng, hình ảnh thiên nhiên gắn liền với kỷ niệm trong những ngày cán bộ nguồn sống và chiến đấu cùng nhân dân Cao Bằng ân nghĩa thủy chung 

8

Biện pháp điệp ngữ "mùa xuân, lộc". Tác dụng: nhấn mạnh được hình ảnh của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân của đất nước mà toàn thể nhân dân đang cống hiến hết mình

Biện pháp liệt kê "người cầm súng, người ra đồng". Tác dụng: nhấn mạnh được hình ảnh của toàn thể nhân dân đang cố gắng thi đua cống hiến vì sự phát triển của đất nước, xã hội trong thời kỳ đi lên xã hội chủ nghĩa. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK