Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Xác định và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong các câu sau: a) Khi viết...
Câu hỏi :

Xác định và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong các câu sau:
a) Khi viết về người lính lái xe Trường Sơn nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết:
" Ung dung buồng lái ta ngồi
  Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
  Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

  Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim."

b) " Mọc giữa dòng sông xanh 
       Một bông hoa tím biếc
       Ơi con chim chiền chiện

       Hót chi mà vang trời

       Từng giọt long lanh rơi

       Tôi đưa tay tôi hứng 

c) " Đất nước bốn ngàn năm

       Vất vả và gian lao

      Đất nước như vì sao

      Cứ đi lên phía trước."

d) " Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

      Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

      Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

      Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân."

giúp mk vs hơn 2h mk pk nộp bài rồi

Lời giải 1 :

`***``color[black][#Meo]`

`a``)`

                         "Ung dung buồng lái ta ngồi  

                          Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.  

                          Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng  

                          Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim."

`@` `Bpt``t`:

`-` Điệp ngữ "Nhìn", "thấy"

`-` Liệt kê những hành động của người lính lái xe Trường Sơn

`-` Đảo cấu trúc ngữ pháp "Ung dung buồng lái ta ngồi"

`-` Ẩn dụ "con đường chạy thẳng vào tim"

`-` Nhân hóa "gió vào xoa mắt đắng"

`@` Tác dụng:

`-` Điệp ngữ:

`+` Làm câu thơ trở nên sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm, thu hút người đọc

`+` Tăng tính nhạc cho lời thơ

`+` Tạo nhịp điệu, sự liên kết mạch lạc cho câu thơ

`+` Giúp người đọc hình dung được trạng thái, cảm xúc của những người lính lái xe Trường Sơn, ung dung, anh dũng, bất khuất, không sợ hãi trước những nguy hiểm

`-` Liệt kê

`+` Làm câu thơ trở nên ngắn gọn, giúp người đọc dễ hình dung, dễ hiểu

`+` Làm nổi bật những đức tính, phẩm chất quý báu ở những người lính lái xe Trường Sơn, vẫn vững niềm tin vào tương lai cho dù đang phải đối diện với nguy hiểm, thách thức

`-` Đảo cấu trúc ngữ pháp

`+` Làm câu thơ trở nên sinh động, gợi cảm về âm thanh, thu hút người đọc

`+` Nhấn mạnh được thái độ, cảm xúc anh dũng, bất khuất, niềm tin chiến thắng của những người lính lái xe

`-` Ẩn dụ

`+` Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

`+` Giúp người đọc hình dung ra sự kì vọng, niềm tin vào tương lai chiến thắng rạng rỡ của những người lính lái xe Trường Sơn, bởi vậy họ không ngừng nỗ lực, kiên cường dù đang phải đối mặt với thách thức, giông bão

`-` Nhân hóa:

`+` Làm câu thơ trở nên sinh động

`+` Hiện lên khung cảnh thiên nhiên xung quanh, gợi lên cảm giác nguy hiểm, đáng sợ, và làm nổi bật phẩm chất lạc quan, bất khuất, dũng cảm của người lính

`b``)`

                            "Mọc giữa dòng sông xanh         

                             Một bông hoa tím biếc        

                             Ơi con chim chiền chiện        

                             Hót chi mà vang trời        

                             Từng giọt long lanh rơi        

                             Tôi đưa tay tôi hứng"

`@` `Bpt``t`:

`-` Đảo cấu trúc ngữ pháp "Mọc giữa dòng sông xanh"

`-` Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Từng giọt long lanh rơi `/` Tôi đưa tay tôi hứng"

`@` Tác dụng:

`-` Đảo cấu trúc ngữ pháp

`+` Làm câu thơ trở nên sinh động, gợi cảm về âm thanh, thu hút người đọc

`+` Nhấn mạnh hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa xuân

`+` Qua đó, đã thể hiện tình yêu của tác giả đối với mùa xuân tươi đẹp

`-` Ẩn dụ:

`+` Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

`+` Nhấn mạnh tiếng hót trong trẻo của con chim chiền chiện, góp phần tạo nên vẻ đẹp của mùa xuân

`+` Thể hiện sự quan sát, cảm nhận tinh tế, tâm hồn nhạy cảm của tác giả, có thể lắng nghe, hứng trọn giọt âm thanh của chim chiền chiện

`c``)`

                               "Đất nước bốn ngàn năm        

                                Vất vả và gian lao      

                                Đất nước như vì sao      

                                Cứ đi lên phía trước."

`@` `Bpt``t`:

`-` Điệp ngữ cách quãng "Đất nước"

`-` So sánh ngang bằng "Đất nước như vì sao"

`-` Ẩn dụ phẩm chất "Đất nước bốn ngàn năm vất cả và gian lao"

`@` Tác dụng:

`-` Điệp ngữ

`+` Tăng tính nhạc cho lời thơ, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

`+` Tạo nhịp điệu cho câu thơ, thu hút người đọc

`+` Nhấn mạnh rằng đất nước đã từng phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, nhưng nhờ lòng yêu nước của nhân dân ta, đất nước đã dần phát triển đi lên, và rồi một ngày nào đó sẽ sánh vai với các cường quốc năm châu khác

`-` So sánh:

`+` Làm câu thơ trở nên sinh động

`+` Nhấn mạnh, khẳng định rằng chỉ cần lòng yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta thì đất nước vẫn có thể hòa bình, phát triển và thậm chí sánh vai với các cường quốc khác

`-` Ẩn dụ:

`+` Tăng sức gợi hình gợi cảm

`+` Dựa trên những đức tính, phẩm chất chịu thương chịu khó, kiên cường, bất khuất của nhân dân ta, tác giả đã tạo nên hình ảnh đất nước đại diện cho những con người Việt Nam 

`d``)`

                           "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng      

                            Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ      

                            Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ      

                            Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân."

`@` `Bpt``t`:

`-` Ẩn dụ phẩm chất "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

`-` Hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân."

`@` Tác dụng:

`-` Ẩn dụ:

`+` Tăng sức gợi hình gợi cảm

`+` Làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của Bác `-` vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta

`+` Qua đó, tác giả cũng thể hiện sự kính trọng, biết ơn, tưởng nhớ Bác

`-` Hoán dụ:

`+` Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

`+` Thể hiện sự kính trọng, biết ơn Bác Hồ, đã dành bảy mươi chín năm cuộc đời mình vì cả dân tộc, đồng bào

Lời giải 2 :

$#Ruby$

`a)`

`-` Biện pháp tu từ: Đảo ngữ `(` ''Ung dung'' `)`

`=>` Tác dụng: Nhấn mạnh tự thế ung dung, hiên ngang lẫn tinh thần lạc quan, yêu đời của những người lính lái xe Trường Sơn mặc sự khốc nghiệt của chiến tranh. Từ đó, tác giả bày tỏ sự kính trọng, biết ơn, ngưỡng mộ, cảm phục dành cho những người lính. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ.

`-` Biện pháp tu từ: Điệp ngữ `(` ''Nhìn'', ''Nhìn thấy'' `)`

`=>` Tác dụng: Nhấn mạnh tốc độ của gió, của trời, của đất, của con đường Trường Sơn. Qua đó, tác giả đã khắc họa vẻ đẹp chuyên tâm, dốc sức dốc lòng vì nhiệm vụ của những người lính lái xe Trường Sơn. Từ đó, tác giả bày tỏ sự kính trọng, biết ơn, ngưỡng mộ, cảm phục dành cho những người lính. Đồng thời tạo tiếng nhạc, nhịp điệu cho đoạn thơ, tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ.

`-` Biện pháp tu từ: Liệt kê `(` ''Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng'' `/` ''Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng'' `/` ''Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim." `)` 

`=>` Tác dụng: Nhấn mạnh sự hiên ngang, tự tin, lạc quan của những người lính lái xe Trường Sơn lẫn đức tính, phẩm chất vô cùng quý báu của họ. Từ đó, tác giả bày tỏ sự kính trọng, biết ơn, ngưỡng mộ, cảm phục dành cho những người lính. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ.

`-` Biện pháp tu từ: Ẩn dụ `(` ''Con đường chạy thẳng vào tim'' `)`

`=>` Tác dụng: Gợi lên hình ảnh những chiếc xe Trường Sơn đang chạy nhanh trên tuyến đường Trường Sơn mặc những sự thiếu thốn, hư hỏng của chiếc xe lẫn sự khốc nghiệt, gay go của tuyến đường. Cũng thể hiện được tinh thần quyết tâm lẫn ý chi cao đẹp của những người lính, họ là những con người mang một tâm hồn thơ mộng, yêu thương nồn nần lẫn ý chí quyết tâm, kiên cường, dũng cảm, sự lạc quan, niềm tin vào tương lai, vào chiến thắng sau này. Từ đó, tác giả bày tỏ sự kính trọng, biết ơn, ngưỡng mộ, cảm phục dành cho những người lính. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ.

`b)`

`-` Biện pháp tu từ: Đảo ngữ `(` ''Mọc giữa dòng sông xanh'' `)`

`=>` Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên thơ mộng, tràn đầy sức sống, tươi đẹp của mùa xuân. Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu, sự cảm mến dành cho nó. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, biểu cảm cho câu thơ.

`-` Biện pháp tu từ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác `(` '' Từng giọt long lanh rơi `/` Tôi đưa tay tôi hứng'' `)`

`=>` Tác dụng: Tạo ấn tượng mạnh về sự trong trẻo, lảnh lót của con chim chiền chiện. Từ đó, tác giả bộc lộ niềm ngây ngất lẫn mê say trước tiếng hót của loài chim chiền chiện lẫn vẻ đẹp mùa xuân lẫn cảm nhận tinh tế, tâm hồn nhạy cảm nhưng cũng kém phần lãng mạn của tác giả. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, biểu cảm cho câu thơ.

`c)`

`-` Biện pháp tu từ: Điệp ngữ `(` ''Đất nước'' `)`

`=>` Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp kiên cường, bất khuất, chịu thương chịu khó, vượt qua khó khăn, vất vả, gian lao để rồi phát triển, đi lên phía trước, tiến về tương lai tươi sáng của đất nước ta. Từ đó, tác giả bộc lộ tình yêu nước da diết lẫn sự khâm phục, kính trọng dành cho đất nước. Đồng thời tạo tiếng nhạc, nhịp điệu cho đoạn thơ, tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ

`-` Biện pháp tu từ: So sánh ngang bằng `(` ''Đất nước như vì sao'' `->` Đối tượng: ''Đất nước'' `-` ''vì sao'' `)`

`=>` Tác dụng: Gợi lên hình ảnh đất nước sáng hệt vì sao, vẫn sẽ luôn trường tồn mặc khó khăn, gian khổ và rồi tỏa sáng lấp lánh như những vì sao trên trời. Từ đó, tác giả bộc lộ tình yêu nước da diết lẫn sự yêu mến dành cho đất nước. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ

`-` Biện pháp tu từ: Nhân hóa `(` ''Cứ đi lên phía trước'' `)`

`=>` Tác dụng: Gợi lên hình ảnh đất nước vẫn sẽ đi lên phía trước, tiến đến tương lai tươi sáng, tốt đẹp mà chẳng có gì có thể ngăn cản được. Qua đó, thể hiện một niềm tin của tác giả về một tương lai tươi sáng, giàu đẹp của đất nước ta.  Từ đó, tác giả bộc lộ tình yêu nước da diết lẫn sự yêu mến dành cho đất nước. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ.

`d)`

`-` Biện pháp tu từ: Hoán dụ `(` ''bảy mươi chín mùa xuân.'' `)`

`=>` Tác dụng: Gợi lên hình ảnh Bác đã bảy mươi chín tuổi, trải qua đã bảy mươi chín mùa xuân, bảy mươi chín mùa xuân ấy là tượng trưng cho một cuộc đời tươi đẹp, một cuộc đời nhiệt huyết, cống hiến hết mình của Bác để rồi chúng đã hòa vào làm một với mùa xuân của đất nước, của dân tộc, mùa xuân của độc lập, của tự do. Qua đó, tác giả bộc lộ sự biết ơn, kính yêu dành cho vị lãnh tụ của dân tộc. Đồng  thời tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ.

`-` Biện pháp tu từ: Ẩn dụ `(` ''mặt trời trong lăng'' `)` 

`=>` Tác dụng: Gợi lên sự vĩ đại, cao cả của vị lãnh tụ kính yêu, Người hệt một mặt trời, luôn tỏa sáng, luôn rực rỡ, soi đường chỉ lối, dẫn dân tộc và đất nước đến sự hòa bình, tự do lẫn độc lập. Qua đó, tác giả bộc lộ sự biết ơn, kính yêu dành cho vị lãnh tụ của dân tộc. Đồng  thời tăng sức gợi hình, gợi tả, diễn đạt, biểu cảm cho câu thơ.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK