Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 cứu bessssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssI. Phần đọc - hiểu Đọc văn bản sau (1)Hoa nhài gọi mùa hè về với những buổi tối...
Câu hỏi :

cứu bessssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssss

image

cứu bessssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssI. Phần đọc - hiểu Đọc văn bản sau (1)Hoa nhài gọi mùa hè về với những buổi tối ngát hương khi những đá

Lời giải 1 :

 Câu 1:
a, Biện pháp tu từ đặc sắc: nhân hóa

b, Tác dụng: Nhà văn đã sử dụng hài hòa các từ ngữ chỉ mùa xuân như "hoa nhài", "loa kèn",... kết hợp hài hòa với biện pháp nhân hòa để vẽ nên bức tranh chuyển giao giữa hai mùa xuân hạ đặc sắc. Từ cái nhìn đa sầu đa cảm, tác giả đã cảm nhận vạn vật như sống dậy trong không khí tưng bừng sắc hạ. Có thể thấy hè đến không chỉ khiến con người ta khám phá ra vẻ đẹp riêng biệt của mùa hạ mà còn phát hiện ra khía cạnh khác của cuộc sống muôn màu. Thông qua nghệ thuật "nhân hóa", tác giả vừa tăng sức gợi hình gợi cảm cho đoạn văn mà còn thể hiện sự luyến tiếc của nhà văn với mùa xuân đang rời đi, đồng thời là sự đón nhận, yêu mến với cảnh hạ sang. Xuân tự thấy mình già, tự lựa chọn rời đi, nhường chỗ cho mùa hè đang sắp sửa cập kề tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu.

 Câu 2:

Loa kèn không còn mang cái loa ra gọi mùa xuân ở lại mà mùa xuân đã tự thấy mình già muốn được nghỉ ngơi sau khi vắt kiệt sức mình vào hoa đào với mưa bụi giăng giăng.

- Chủ ngữ 1: Loa kèn
- Vị ngữ 1: không còn mang cái loa ra gọi mùa xuân ở lại

- Chủ ngữ 2: mùa xuân

- Vị ngữ 2: đã tự thấy mình già muốn được nghỉ ngơi sau khi vắt kiệt sức mình vào hoa đào với mưa bụi giăng giăng.

- Từ nối: mà

Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu trên thuộc câu ghép.

 Câu 3:

- Trong đoạn văn (1), dấu hiệu cho thấy mùa hè đã về là: "Hoa nhài gọi mùa hè về"

 Câu 4: 

 - Từ "nghỉ ngơi" trong đoạn (2) theo em là: mùa xuân tự thấy mình già, tự lựa chọn rời đi để nhường chỗ cho mùa hè đang sắp sửa cập kề. Đồng thời xuân đang tự thưởng cho mình khoảng thời gian nghỉ ngơi sau những tháng ngày cống hiến hết mình vào thiên nhiên, con người.

 Câu 5:

Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi cho chúng ta thông điệp về tình yêu với thiên nhiên vạn vật, mỗi người phải biết sống chan hòa gắn bó với thiên nhiên để cảm nhận hết vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng. Từ đó biết ơn, trân trọng cuộc sống hơn.

Bài làm chỉ mang tính chất tham khảo bởi sự sáng tạo là vô biên, bạn có thể kết hợp với lời văn của bản thân để mang đến sự truyền tải tốt nhất nhé! Chúc bạn học tốt ạ<333

Lời giải 2 :

`1.`

a, BPTT đặc sắc: nhân hóa "hoa nhài" - "gọi" ; "đám mây" - "mơ ngủ" ; .....

b, Tác dụng: Bằng việc sử dùng hàng loạt hình ảnh nhân hóa, tác giả đã làm nổi bật lên hình ảnh những sự vật đang tồn tại trong thiên nhiên, đất trời. Nhờ những từ ngữ đầy tính chân thật ấy mà những hình ảnh trong câu văn đã trở nên thân quen, gần gũi hơn với con người. Nó giúp những vật vô tri vô giác như hòa lẫn vào cuộc sống vội vã, tươi vui của con người. Làm cho độc giả cảm nhận được từng sự thay đổi, chuyển biến của vạn vật. Qua đó cũng làm tăng thêm sức biểu cảm cho sự diễn đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm, khiến người đọc, người nghe dễ dàng bị lôi cuốn, hấp dẫn hơn.

`2.` "Loa kèn không còn mang cái loa ra gọi mùa xuân ở lại mà mùa xuân đã tự thấy mình già muốn được nghỉ ngơi sau khi vắt kiệt sức mình vào hoa đào với mưa bụi giăng giăng."

- CN1: Loa kèn

- VN1: không còn mang cái loa ra gọi mùa xuân ở lại

- QHT: mà

- CN2: mùa xuân

- VN2: đã tự thấy mình già muốn được nghỉ ngơi sau khi vắt kiệt sức mình vào hoa đào với mưa bụi giăng giăng

`=>` Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu trên thuộc: câu ghép (có 2 cụm C-V)

`3.` Dấu hiệu cho thấy mùa hè về là: buổi tối ngát hương (hoa nhài), hồi sấm và chớp lóe phía chân trời

`4.` Từ "nghỉ ngơi" ở đoạn (2) ý muốn nói về sự kết thúc của mùa xuân, những ngày cuối xuân đang gần kề nên "xuân" muốn lui về nhường chỗ cho "hạ chí"

`5.` Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả:

+ Con người cần phải sống gần gũi, hòa nhận với thiên nhiên. Không chỉ sống nhờ thiên nhiên mà còn phải biết sống vì thiên nhiên.

+ Hãy biết yêu thương, bảo vệ, biết ơn những gì mà thiên nhiên ban tặng để rồi từ đó hòa mình vào với thiên nhiên, cảm nhận sự chuyển biến đất trời.

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK