Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Đề số 03: Đọc văn bản sau:  LÁ ĐỎ Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá...
Câu hỏi :

Đề số 03: Đọc văn bản sau:
 LÁ ĐỎ
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy cười đôi mắt trong.
 1974
(Nguyễn Đình Thi, Trích từ Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mĩ cứu nước,
NXB Hội nhà văn, 1999)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ 5 chữ B. Thể thơ 6 chữ
C. Thể thơ 7 chữ D. Thể thơ tự do
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai?
A. Người lính Trường Sơn
B. Đoàn quân đi
C. Em gái tiền phương
D. Người lính Trường Sơn và em gái tiền phương
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Em đứng bên đường như quê
hương”?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
Câu 4. Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh Trường Sơn lộng gió, rừng ào ào lá đỏ khắc
họa khung cảnh Trường Sơn như thế nào?
A. Khoáng đạt, hùng vĩ B. Thơ mộng, trữ tình
C. Khắc nghiệt, dữ dội D. Tráng lệ, kì vĩ
Câu 5. Chi tiết nào không dùng để miêu tả nhân vật “em”?
A. vai áo bạc quàng súng trường.
B. đứng bên đường như quê hương
C. đi vội vã giữa trời lửa
D. vẫy cười đôi mắt trong
Câu 6. Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được thể hiện qua hình ảnh nào?
A. Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa
B. Đoàn lính Trường Sơn hành quân vội vã
C. Đoàn quân đi vội vã, bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa
D. Rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ
Câu 7. Hai câu thơ sau gợi ra điều gì?
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn
A. Niềm tin và hi vọng vào ngày chiến thắng của người lính Trường Sơn
B. Lời chào và lời ước hẹn của người lính Trường Sơn với cô gái tiền phương
C. Lời chào và lời ước hẹn của cô gái tiền phương và người lính Trường Sơn
D. Lời ước hẹn của lứa đôi yêu nhau. Đề số 03: Đọc văn bản sau:
 LÁ ĐỎ
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy cười đôi mắt trong.
 1974
(Nguyễn Đình Thi, Trích từ Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mĩ cứu nước,
NXB Hội nhà văn, 1999)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ 5 chữ B. Thể thơ 6 chữ
C. Thể thơ 7 chữ D. Thể thơ tự do
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai?
A. Người lính Trường Sơn
B. Đoàn quân đi
C. Em gái tiền phương
D. Người lính Trường Sơn và em gái tiền phương
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Em đứng bên đường như quê
hương”?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
Câu 4. Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh Trường Sơn lộng gió, rừng ào ào lá đỏ khắc
họa khung cảnh Trường Sơn như thế nào?
A. Khoáng đạt, hùng vĩ B. Thơ mộng, trữ tình
C. Khắc nghiệt, dữ dội D. Tráng lệ, kì vĩ
Câu 5. Chi tiết nào không dùng để miêu tả nhân vật “em”?
A. vai áo bạc quàng súng trường.
B. đứng bên đường như quê hương
C. đi vội vã giữa trời lửa
D. vẫy cười đôi mắt trong
Câu 6. Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được thể hiện qua hình ảnh nào?
A. Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa
B. Đoàn lính Trường Sơn hành quân vội vã
C. Đoàn quân đi vội vã, bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa
D. Rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ
Câu 7. Hai câu thơ sau gợi ra điều gì?
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn
A. Niềm tin và hi vọng vào ngày chiến thắng của người lính Trường Sơn
B. Lời chào và lời ước hẹn của người lính Trường Sơn với cô gái tiền phương
C. Lời chào và lời ước hẹn của cô gái tiền phương và người lính Trường Sơn
D. Lời ước hẹn của lứa đôi yêu nhau. 

Lời giải 1 :

Câu `1`:

`-` Thể thơ: Tự do.

`=>` Số tiếng và vần gieo trong mỗi dòng thơ không cố định.

`->` Chọn `D`

Câu `2`:

`-` Nhân vật trữ tình trong văn bản: Người lính Trường Sơn.

`=>` Người lính Trường Sơn là nhân vật bộc lộ cảm xúc chính trong bài thơ.

`->` Chọn `A`

Câu `3`:

''Em đứng bên đường như quê hương.''

`=>` ''Em'' được so sánh với ''quê hương''.

`=>` Sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

`->` Chọn `B`

Câu `4`:

`-` Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên Trường Sơn cho thấy khung cảnh Trường Sơn vô cùng khoáng đạt, hùng vĩ.

`->` Chọn `A`

Câu `5`:

`-` Chi tiết không dùng để miêu tả nhân vật ''em'': Đi vội vã giữa trời lửa.

`=>` Chi tiết trên chỉ đoàn hành quân đi vội vã.

`->` Chọn `C`

Câu `6`:

`-` Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được thể hiện qua: Đoàn quân đi vội vã, bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.

`=>` Hình ảnh trên thể hiện khí thế hào hùng, thần tốc của đoàn quân bước đi trên con đường giải phóng đất nước.

`->` Chọn `C`

Câu `7`:

''Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn''

`=>` Hai câu thơ trên thể hiện niềm tin và hi vọng, khát khao đợi chờ ngày đất nước được độc lập, được hòa bình để gặp lại cô em gái tiền phương khi đất nước đã không còn khói lửa bom đạn.

`->` Chọn `A`

Lời giải 2 :

Đáp án

Câu 1: D. Thể thơ tự do.

Câu 2:  A. Nhân vật trữ tình trong văn bản: Người lính Trường Sơn.

Câu 3: B. Biện pháp tu từ So sánh được sử dụng trong câu thơ: Em đứng bên đường như quê hương.

So sánh em gái tiền phương với quê hương, thể hiện sự gắn bó, yêu thương của người lính với quê hương và với em gái.

Câu 4:  A. Khoáng đạt, hùng vĩ

Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh Trường Sơn lộng gió, rừng ào ào lá đỏ khắc họa khung cảnh Trường Sơn khoáng đạt, hùng vĩ, thể hiện sức mạnh và khí thế của người lính.

Câu 5: C. Đi vội vã giữa rừng lửa. 

Câu 6: C. Đoàn quân đi vội vã, bụi Trường sơn nhòa trong lửa.

=> Thể hiện không khí hành quân hào hùng, vững vàng, thần tốc của người lính. Hình ảnh này gợi tả sự sôi nổi, khẩn trương và khí thế hừng hực của đoàn quân trên đường ra trận.

Câu 7: A. Niềm tin và hi vọng vào ngày chiến thắng của người lính Trường Sơn.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK