Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Đề số 02:  Đọc văn bản sau: Cỏ dại quen nắng mưa Làm sao mà giết được Tới mùa nước...
Câu hỏi :

Đề số 02:
 Đọc văn bản sau:
Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên…
Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió…
Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.
 (Cỏ dại – Xuân Quỳnh)
Lựa chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến 7:
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do
B. Hiện đại
C. Bảy chữ
D. Tám chữ
Câu 2. Văn bản nói về loài cây nào?
A. Cây lúa B. Cây hoa
C. Cây cỏ dại D. Cây dừa
Câu 3. Ý nào không đúng: Cây cỏ dại là loài cây như thế nào?
A. Là loài cây quen nắng mưa.
B. Là loài cây có sức sống mạnh mẽ
C. Là loài cây gần gũi với con người
D. Là loài cây nhỏ bé, ít người để ý tới
Câu 4. Ý nào đúng nhất: Những câu thơ sau cho thấy điều gì ở loài cỏ dại?
 Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên…
A. Cỏ dại mọc thấp nên dễ ngập nước
B. Cỏ dại có sức sống mãnh liệt
C. Cỏ dại phải chịu nhiều thời tiết khắc nghiệt
D. Cỏ dại dễ thích nghi với môi trường
Câu 5. Trong cuộc đời bình yên tự ngàn xưa, điều gì là thân thuộc nhất?
A. Cây lúa B. Vườn quả
C. Dáng mây D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai câu thơ sau là:
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió…
A. Liệt kê B. Điệp
C. So sánh D. Liệt kê, điệp
Câu 7. Hình ảnh “cỏ dại” được nêu trong đoạn thơ tượng trưng cho:
A. Những thứ nhỏ bé, bình dị nhưng lại có sức sống bền bỉ
B. Những thứ nhỏ bé, bình dị, đơn sơ trong cuộc sống
C. Sức sống mãnh liệt, bền bỉ, khó có gì có thể khuất phục.
D. Những kiếp người nhỏ bé.

Lời giải 1 :

`@Umii`

`1.` `A.` Tự do `->` Không quy định số chữ trong một dòng thơ, số tiếng, số dòng trong một bài

`2.` `C.` Cây cỏ dại `->` Bài thơ chủ yếu đề cập tới "Cỏ dại", "cỏ","ngọn cỏ" và chính nhan đề bài thơ "Cỏ dại" cũng cho ta biết điều đó.

`3.` D. Là loài cây nhỏ bé, ít người để ý tới

`+` `A` đúng vì: "Cỏ dại quen nắng mưa"

`+` `B` đúng vì: "Cỏ thường ngập trước `//` Sau ngày nước rút `//`Cỏ mọc đầu tiên" `->` sức sống mạnh mẽ

`+` `C` đúng vì: cỏ dại "Mọc vô tình trên lối ta đi"

`4.` `B.` Cỏ dại có sức sống mãnh liệt `->` Tuy "ngâp nước" nhưng sau khi "nước rút" thì "cỏ mọc đầu tiên"

`5.A.` Cây lúa `->` "Gần gũi nhất vẫn là cây lúa" (câu hỏi đề cập đến: "điều gì thân thuộc nhất")

`6.` `A.` Liệt kê `->` liệt kê những sự vật thân thuộc `:` "Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây `//` Một làn khói, một mùi hương trong gió"

`7.` `A.` Những thứ nhỏ bé, bình dị nhưng lại có sức sống bền bỉ `->` Cỏ dại tuy nhỏ bé, ít ai để ý tới cũng chẳng có đặc điểm gì nổi trội trong mắt mọi người nhưng nó lại có sức sống bền bỉ, mạnh mẽ

Lời giải 2 :

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do

B. Hiện đại

C. Bảy chữ

D. Tám chữ

=> KHÔNG THEO MỘT TRÌNH TỰ VỀ SỐ CHỮ TRONG MỘT DÒNG

Câu 2. Văn bản nói về loài cây nào?

A. Cây lúa B. Cây hoa

C. Cây cỏ dại D. Cây dừa

=> CHÚ Ý TỰA ĐỀ "CỎ DẠI" XUÂN QUỲNH 

Câu 3. Ý nào không đúng: Cây cỏ dại là loài cây như thế nào?

A. Là loài cây quen nắng mưa.

B. Là loài cây có sức sống mạnh mẽ

C. Là loài cây gần gũi với con người

D. Là loài cây nhỏ bé, ít người để ý tới

=> TÌM 3 Ý ĐÚNG SẼ SUY RA Ý SAI

Câu 4. Ý nào đúng nhất: Những câu thơ sau cho thấy điều gì ở loài cỏ dại?

 Tới mùa nước dâng

Cỏ thường ngập trước

Sau ngày nước rút

Cỏ mọc đầu tiên

A. Cỏ dại mọc thấp nên dễ ngập nước

B. Cỏ dại có sức sống mãnh liệt

C. Cỏ dại phải chịu nhiều thời tiết khắc nghiệt

D. Cỏ dại dễ thích nghi với môi trường

=> DÙ CÓ BỊ NGẬP TRONG NƯỚC, DÙ NHỎ BÉ VẪN VƯƠN MÌNH LÊN ĐỂ MỌC 

Câu 5. Trong cuộc đời bình yên tự ngàn xưa, điều gì là thân thuộc nhất?

A. Cây lúa B. Vườn quả

C. Dáng mây D. Tất cả các đáp án trên

=> DẪN CHỨNG: Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa

Gần gũi nhất vẫn là cây lúa

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai câu thơ sau là:

Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây

Một làn khói, một mùi hương trong gió

A. Liệt kê B. Điệp

C. So sánh 

=> LIỆT KÊ : DÒNG SÔNG, NGỌN NÚI, RỪNG CÂY, LÀN KHÓI, MÙI HƯƠNG 

* ĐIỆP : MỘT 

Câu 7. Hình ảnh cỏ dại được nêu trong đoạn thơ tượng trưng cho:

A. Những thứ nhỏ bé, bình dị nhưng lại có sức sống bền bỉ

B. Những thứ nhỏ bé, bình dị, đơn sơ trong cuộc sống

C. Sức sống mãnh liệt, bền bỉ, khó có gì có thể khuất phục.

D. Những kiếp người nhỏ bé.

=> ĐÓ CHÍNH LÀ THÔNG ĐIỆP MÀ TÁC GIẢ MUỐN TRUYỀN ĐẠT TỚI 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK