Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Đề số 01: Đọc bài thơ sau: HẠT GẠO LÀNG TA  Kính tặng chú Xuân Diệu Hạt gạo làng ta...
Câu hỏi :

Đề số 01: Đọc bài thơ sau:
HẠT GẠO LÀNG TA
 Kính tặng chú Xuân Diệu
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông
[…]
 Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999
Lựa chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến 7:
Câu 1. Đoạn trích trên được làm theo thể thơ gì?
A. Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ
C. Thơ song thất lục bát D. Thơ lục bát
Câu 2. Ai là người bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong bài thơ?
A. Người mẹ B. “Em” – người con
C. Người đi xa D. Bạn bè của “em”
Câu 3. Hạt gạo làng ta không chứa điều gì?
A. Vị phù sa B. Hương sen thơm
C. Giọt mồ hôi D. Mùi súng đạn
Câu 4. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong các câu thơ sau?
“Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông…”
A. Nói giảm nói tránh B. Nhân hóa
C. Hoán dụ D. So sánh
Câu 5. Sự lặp lại câu thơ “Hạt gạo làng ta” ở đầu mỗi khổ thơ có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh hình ảnh trung tâm được tác giả biểu cảm trong bài thơ, giúp người đọc dễ
hình dung về “hạt gạo” – “hạt vàng” của quê hương;
B. Tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc về hình ảnh trung tâm cửa bài thơ “hạt gạo”,
đồng thời nhắc nhở chúng ta cần trân quý thành quả lao động;
C. Nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc về đối tượng trung tâm mà bài thơ biểu cảm,
tạo sự liên kết và nhịp điệu cho đoạn thơ.
D. Thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ: khắc họa cụ thể, chi tiết, ấn tượng đối tượng
trung tâm mà bài thơ cần biểu đạt: “hạt gạo” – “hạt vàng” của quê hương
Câu 6. Trong bài thơ, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào?
A. Người mẹ giàu tình yêu thương con
B. Người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó
C. Người mẹ hết lòng phục vụ kháng chiến
D. Người mẹ cơ cực, lam lũ
Câu 7. Ý nào không đúng?
 Tình cảm của nhân vật trữ tình thể hiện qua đoạn thơ là:
A. Trân trọng hạt gạo quê hương, trân trọng công sức lao động.
B. Đồng cảm với những khó khan, vất vả của người nông dân sớm hôm để có được hạt
gạo.
C. Yêu quý quê hương, đất nước
D. Quyết tâm thoát khỏi cảnh nghèo khó ở quê hương
Trả lời những yêu cầu sau:
Câu 8. Nêu nội dung của đoạn thơ.
Câu 9. Chỉ ra tác dụng của biện pháp so sánh trong hai câu thơ sau:

Lời giải 1 :

° Câu 8:

`=>` Đoạn thơ "Hạt Gạo Làng Ta" của Trần Đăng Khoa là một bức tranh đa sắc màu về cuộc sống và tâm hồn người nông dân Việt Nam. " Hạt gạo làng ta" là thức ăn hàng ngày chứa đựng hương vị của phù sa sông Kinh Thầy, hương thơm của hoa sen trong hồ nước, và cả lời mẹ hát ru đầy tình cảm. Đoạn thơ gợi lên hình ảnh những tháng ngày khó khăn khi bão và mưa đến, khi mồ hôi của người nông dân rơi xuống đất mẹ, và cả những năm chiến tranh ác liệt khi bom đạn của kẻ thù rơi xuống làng mạc, nhưng dân làng vẫn kiên cường gieo trồng, thu hoạch.

° Câu 9:

`->` Chưa rõ đề (thiếu $2$ câu thơ)

$@giaitoan1234$

image

Lời giải 2 :

câu 1:thể thơ: A. thơ 4 chữ (lớp 7 không học thơ song thất lục bát đâu bạn, lớp 8 mới học)

câu 2:người bộc lộ tình cả, cảm xúc: B. em, người con

câu 3: không chứa: D. mùi súng đạn

câu 4: C. So sánh qua từ "như"

câu 5: A. nhấn mạnh................hạt vàng của quê hương

câu 6: C. ngme hết lòng phục vụ kháng chiến

câu 7: D quyết tâm thoát khỏi cảnh nghèo khó ở quê hương

câu 8: thông điệp

=>qua bài thơ "hạt gạo lòng ta" của tác giả "trần đăng khoa" đã cho tôi nhiều bài học sâu sắc và thông điệp quý giá. đó là mỗi người cần biết ơn mẹ cũng như những người làm ruộng khó khăn, vất vả ngoài trời,mỗi người cần trân trọng giá trị của hạt gạo và tấm lòng người tạo ra vì chỉ có thể một nắng hai sương mới làm lên được thành quả tuyệt vời nhất của cuộc đời này .chính bản thân chúng ta cần có tấm lòng yêu gia đình, quê hương, đất nước bởi chính nó sẽ giúp ta có thêm động lực cố gắng chiến đấu, gặt hái được thành công

câu 9: cậu cho thơ ra nhé để tớ làm vô phân bl

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK