Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 ĐỌC ĐOẠN TRÍCH DƯỚI ĐÂY VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: "Trường Tiểu học Gia Lương(Hải Dương) cho hay dù không...
Câu hỏi :

ĐỌC ĐOẠN TRÍCH DƯỚI ĐÂY VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:

"Trường Tiểu học Gia Lương(Hải Dương) cho hay dù không đóng quỹ, học sinh vẫn được ăn bánh kẹo, chỉ không có suất gà rán riêng, giáo viên đã nhận thiếu sót.

Hai ngày qua, mạng xã hội xôn xao chuyện một người mẹ không đóng quỹ phụ huynh nên con không được dự liên hoan lớp, phải ngồi nhìn các bạn ăn uống. Thông tin được thảo luận trên nhiều diễn đàn với hàng chục nghìn lượt tương tác. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đang xác minh vụ việc.

Bà Phạm Thị Lý, Hiệu trưởng trường Tiểu học Gia Lương, huyện Gia Lộc, ngày 27/5, cho biết sự việc xảy ra ở trường nhưng nhiều thông tin trên mạng không chính xác.

Theo bà, ba ngày trước, ban phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp 1C tổ chức liên hoan cuối năm cho học sinh. Theo kế hoạch của phụ huynh, buổi này diễn ra trong một tiết học, mỗi nhà đóng 100.000 đồng. Số tiền dùng để mua một suất gà rán kèm khoai tây chiên và xúc xích (40.000), còn lại mua bánh kem và các loại bánh kẹo khác. Số tiền thừa được dự kiến dùng khen thưởng cuối năm cho các em.

Lớp 1C có 32 học sinh, trong đó 31 phụ huynh đóng quỹ.

"Em học sinh này vẫn được ăn bánh, kẹo như các bạn, chỉ có phần gà rán, khoai tây là ăn chung với một bạn khác", bà Lý nói. "Việc không mua thêm một phần gà cho cháu là thiếu sót của giáo viên. Cô giáo đã nhận lỗi vì chưa linh hoạt".

Thông tin quyết toán quỹ phụ huynh lớp 1C, đề cập việc 31/32 học sinh tham gia liên hoan cuối năm. Ảnh: Phụ huynh đăng tải

Khi thông tin lan truyền, hôm 25/5, trường đã mời phụ huynh lên gặp để trao đổi về sự việc. "Phụ huynh cũng xác nhận con được liên hoan cùng các bạn", bà Lý nói.

Bà nói thêm lớp 1C từ đầu năm học đến nay không gặp vấn đề gì trong các khoản thu, chi.

Trường Tiểu học Gia Lương đang làm báo cáo gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lộc. Trưởng phòng Đỗ Thế Ngọc cho biết sẽ thông tin về vụ việc khi có kết luận chính thức."

(Nguồn: Báo VnExpress )

Câu 1: Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2: Văn bản trên đề cập đến vấn đề và nội dung gì?
Câu 3: Liệu rằng vụ việc trên có đúng trong môi trường phạm vi giáo dục? (câu hỏi mở, hs trình bày quan điểm mình)
Câu 4: Bài học mà em rút ra qua văn bản trên là gì? Và lí giải?

Lời giải 1 :

$#Arii$

`1.` PTBĐ được sử dụng :

`@` Nghị luận :

`⇒` Tác giả đưa ra hệ thống luận đề, luận điểm nhằm làm rõ vấn đề đang bàn luận : Sự việc một học sinh không tham gia liên hoan cuối năm do phụ huynh không đóng quỹ và cách mà trường đã phản ứng và xử lý vấn đề sau khi thông tin lan truyền trên mạng xã hội. 

`@` Thuyết minh :

`⇒` Giải thích và làm rõ về sự việc một học sinh không tham gia liên hoan cuối năm với lí do phụ huynh không đóng quỹ xảy ra tại Trường Tiểu học Gia Lương.

`2.` Khái quát văn bản :

`-` Vấn đề được đề cập : Việc quản lý và sử dụng quỹ phụ huynh để tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh trong phạm vi giáo dục nói chung hay sự việc xảy ra tại Trường Tiểu học Gia Lương nói riêng.

`-` Nội dung : Sự tranh cãi của dư luận và cơ quan chức năng xung quanh việc một học sinh không được tham gia liên hoan cuối năm với lí do phụ huynh không đóng quỹ tại Trường Tiểu học Gia Lương.

`3.` Ý kiến cá nhân :

`⇒` Theo tôi, một môi trường giáo dục lành mạnh sẽ không thể không tránh khỏi nhiều những nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng tới việc giáo dục học sinh. Vì vậy, mọi sự việc xảy ra đều hoàn toàn là do không mong muốn. Mặc cho là vậy, nhưng theo tôi thì vụ việc này đáng lẽ không nên được phóng đại và cần phải nhìn nhận một cách cân nhắc. Bởi lẽ, việc quản lý quỹ của phụ huynh để tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh là một phần không thể tránh khỏi trong hệ thống giáo dục hiện nay. Tuy là vậy, nhưng cách thức tổ chức và việc sử dụng cũng như chi tiêu quỹ cũng cần phải được thực hiện một cách minh bạch, công bằng và tuân theo đúng các nội quy, quy định. Việc quản lí và sử dụng quỹ là một chuyện, việc thông tin về một học sinh không tham gia liên hoan cuối năm với lí do phụ huynh không đóng quỹ đã được lan truyền trên các trang mạng xã hội và gây nhiều tranh cãi của dư luận lại là đằng khác. Bởi vậy, việc quản lí thông tin trong phạm vi trường học cần phải thắt chặt và cải thiện hơn. Thắt chặt quản lí, đồng nghĩa với việc ta cần phải xác minh và làm rõ. Trường hợp trong bài đọc cũng vậy, sau khi xác minh và làm rõ thông tin trên mạng xã hội hoàn toàn là tin đồn không chính xác, học sinh vẫn được tham gia các hoạt động ngoại khóa như bình thường. Chính điều trên cũng đã góp phần giúp ta có thể hiểu và thấy được tầm quan trọng của việc đảm bảo thông tin chính xác nhằm tránh gây ra sự hiểu lầm trong quản lý giáo dục. Có như vậy, ta mới có thể đảm bảo được sự công bằng và minh bạch cho tất cả phụ huynh và học sinh đang và đã đồng hành trên một môi trường giáo dục công minh, lành mạnh.

`4.` Ý kiến cá nhân :

`⇒` Bài học ý nghĩa nhất mà tôi rút ra từ văn bản có lẽ là tầm quan trọng của việc xác thực thông tin một cách minh bạch và chính xác nhất trong việc quản lý giáo dục. Thông qua sự việc được nhắc tới trong bài, tôi lại càng thêm chắc chắn hơn với quan điểm giữ cho thông tin trong môi trường giáo dục một cách chính xác nhất thay vì để những thông tin không chính xác tràn lan trên mạng xã hội. Điều này không chỉ dẫn đến sự hiểu lầm và gây ra những phản ứng tiêu cực từ dư luận, gây ra sự thiếu uy tín trước hình ảnh của một ngôi trường mà còn ảnh hưởng đến cả những quyền lợi và tiện ích trong các hoạt động ngoại khóa mà học sinh được quyền hưởng. Vì vậy, việc quản lý thông tin và quỹ trong môi trường giáo dục là trách nhiệm của tất cả chúng ta, từ giáo viên, phụ huynh đến cả học sinh. Nhà trường và cộng đồng giáo dục, chúng ta hãy cùng nhau dựng xây lên một môi trường học tập và giáo dục công minh, lành mạnh nhất nhằm đào tạo nên nhiều những mầm non giúp ích cho xã hội nha!

Lời giải 2 :

° Câu 1: Miêu tả, biểu cảm $+$ thuyết minh.

° Câu 2: 

`=>` Văn bản trên đề cập đến vấn đề xảy ra tại Trường Tiểu học Gia Lương ở Hải Dương, nơi một học sinh không được tham gia đầy đủ trong buổi liên hoan lớp do không đóng quỹ phụ huynh.

$-$ Nội dung:

`->` Một học sinh không đóng quỹ phụ huynh và do đó không có suất gà rán riêng trong buổi liên hoan.

`->` Sự việc đã được thảo luận rộng rãi trên mạng xã hội và các diễn đàn.

`->` Hiệu trưởng trường, bà Phạm Thị Lý, đã nhận định rằng một số thông tin lan truyền trên mạng là không chính xác.

`->` Ban phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp 1C đã tổ chức buổi liên hoan cuối năm, với kế hoạch mỗi gia đình đóng góp 100.000 đồng.

`->` Có 32 học sinh trong lớp, nhưng chỉ 31 phụ huynh đã đóng quỹ.

`->` Học sinh không đóng quỹ vẫn được tham gia ăn bánh kẹo nhưng phải chia sẻ phần gà rán và khoai tây với bạn khác.

`->` Giáo viên đã nhận lỗi vì không linh hoạt trong việc mua thêm suất gà cho học sinh này.

`->` Trường đã tiến hành gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh về sự việc.

`->` Trường đang chuẩn bị báo cáo để gửi đến Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lộc.

° Câu 3:

Trong môi trường giáo dục, việc đảm bảo công bằng và không phân biệt đối xử giữa học sinh là rất quan trọng. Mỗi học sinh đều có quyền được tham gia đầy đủ và bình đẳng trong các hoạt động của trường, bất kể hoàn cảnh kinh tế hay bất kỳ yếu tố nào khác. Trong trường hợp này, dù có sự thiếu sót từ phía giáo viên khi không mua thêm suất gà rán cho học sinh không đóng quỹ, nhưng việc học sinh đó vẫn được tham gia liên hoan và ăn bánh kẹo cùng các bạn khác là một điểm tích cực. Điều này cho thấy nhà trường đã cố gắng tạo điều kiện để không ai bị loại trừ khỏi hoạt động chung. Tuy nhiên, việc một học sinh phải chia sẻ suất ăn với bạn khác có thể tạo cảm giác khác biệt và tách biệt, điều này không nên xảy ra trong môi trường giáo dục. Mọi học sinh đều nên được đối xử như nhau, và việc giáo viên nhận ra thiếu sót và nhận lỗi là bước đầu tiên quan trọng để khắc phục tình huống và học hỏi từ đó. Quỹ phụ huynh và các khoản đóng góp tự nguyện không nên trở thành điều kiện tiên quyết cho việc tham gia hoặc được hưởng lợi từ các hoạt động của trường. Mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, hỗ trợ và bao trùm, nơi mọi học sinh đều cảm thấy được chào đón và đánh giá cao. Điều quan trọng là phải tìm ra cách thức để đảm bảo rằng không có học sinh nào cảm thấy bị cô lập hoặc bị đối xử không công bằng do vấn đề tài chính hay bất kỳ lý do nào khác.

° Câu 4: 

`=>` Bài học mà em rút ra từ văn bản trên là tầm quan trọng của sự công bằng và linh hoạt trong giáo dục.

`->` Mỗi học sinh, bất kể hoàn cảnh kinh tế hay việc đóng góp cho quỹ lớp, đều xứng đáng được đối xử công bằng và tham gia đầy đủ vào các hoạt động của lớp. Sự việc cho thấy một học sinh đã không được hưởng một phần của buổi liên hoan do không đóng quỹ, điều này đã gây ra nhiều tranh cãi và bất bình trong cộng đồng.

$@giaitoan1234$

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK