Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 1) Xác định bptt ở 1,2 và nêu tác dụng 2) bài học rút ra ở câu thơ 3 1....
Câu hỏi :

1) Xác định bptt ở 1,2 và nêu tác dụng

2) bài học rút ra ở câu thơ 3

image

1) Xác định bptt ở 1,2 và nêu tác dụng 2) bài học rút ra ở câu thơ 3 1. Nức cười châu chấu đá xe Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng, 2. Con sắt

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 $1)$

- Nực cười châu chấu đã xe

Tưởng rằng chấu ngã dai dè xe nghiêng

Biện pháp tu từ:

+Nhân hóa: châu chấu-đá xe

+Nói quá: châu chấu-đá xe nghiêng

Tác dụng:

+Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt 

+ Câu tục ngữ là một bài họ về vai trò của ý chí. Tuy nhỏ bé như châu chấu tưởng chừng chẳng thể làm lay chuyển được xe lớn.Nhưng đừng vì thế mà chủ quan để rồi lãnh hậu quả "xe nghiêng". Bởi sức mạnh bề ngoài tuy lớn nhưng ý chí, sự kiên cường còn hơn gấp bội.

+Câu tục ngữ khuyên chúng ta không nên kinh thường, xem thường kẻ nhỏ bé mà chủ quan. Bởi đôi khi đằng sau vẻ ngoài nhỏ bé ấy lại ẩn chứa một ý chí anh hùng.

- Con sắt đập ngã ông Đùng

Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay

Biện pháp tu từ:

+Nhân hóa: con sắt -đập ngã (con sắt ở đây là con cá săn sắt)

+Nói quá: con sắt-đập ngã ông Đùng; mười chiếc chiếu không cùng bàn tay

Tác dụng:

+Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt 

+ Câu ca dao truyền tải ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Ở câu lục, biện pháp nói quá kết hợp với nhân hóa đã góp phần nhấn mạnh được sức mạnh ý chí, sự mưu lược của con sắt đã đánh bại được ông Đùng (người khổng lồ trong thần thoại). Chứng tỏ, tuy nhỏ bé, không cần lực lượng mạnh nhưng bằng mưu lược, ý chí cũng có thể chiến thắng kẻ thù. Ở câu bát, biện pháp nói quá đã giúp khẳng định một điều rằng không phải có lực lượng đông thì lúc nào cũng dành chiến thẳng (không cùng bàn tay)

+Qua đây, ông cha xưa muốn khuyên nhủ chúng ta phải biết người biết ta, không được chủ quan, khinh địch, phải biết dùng mưu lược.

$\\$

$2)$

Bài học rút ra ở câu ca dao thứ 3 là: mỗi người đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Núi này tuy cao, ắt sẽ có núi khác cao hơn. Đừng khoe khoang những điểm mạnh của bản thân mà cười nhạo điểm yếu của kẻ khác. Phải biết nhìn nhận,xem xét lại bản thân để nhận thấy được khuyết điểm của mình để sửa đổi, thay đổi và hoàn thiện mình hơn.

Lời giải 2 :

Câu 1. 

1.

- Nhân hóa : "châu chấu đá xe"

- Nói quá : "chấu ngã xe nghiêng"

- Tác dụng :

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, giàu giá trị biểu đạt, gây ấn tượng mạnh với người đọc.

+ Cho ta thấy rằng xung quanh mình luôn luôn có những chuyện bất ngờ, không bình thường, trái với suy nghĩ thông thường của mọi người đều có thể xảy ra như việc mà châu chấu có thể đá được xe.

+ Câu tục ngữ mang tính hàm ẩn để khuyên con người không nên coi thường những người có vẻ ngoài nhỏ bé hay nói cách khác là "đừng nhìn mặt mà bắt hình dong".

                         _  _  _  _  _  _  _  _

2.

- Nhân hóa : "con sắt đập ngã"

- Nói quá: "con sắt đập ngã ông Đùng", "đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay"

- Tác dụng :

+ Phóng đại tính chất của sự việc nhằm tăng sức gợi cảm, tạo tiếng cười sảng khoái, nhấn mạnh ý nghĩa diễn đạt, gây ấn tượng mạnh với người đọc.

+ Nói về sự thông minh và khéo léo của con người. Câu này ám chỉ rằng người thông minh và tài giỏi có thể vượt qua mọi khó khăn và thách thức mà người khác không thể làm được.

Câu 2.

- Bài học về tính khoe khoang : Tác giả mượn hình ảnh của trăng, đèn để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên khoe khoang, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác. Bởi mỗi chúng ta đều có  điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, cuộc sống luôn có người này, người kia.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK