Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Xin hãy  trồng tôi lên cát Như một loài cây đừng lo tôi khô khát đừng sợ tôi đối mặt...
Câu hỏi :

Xin hãy  trồng tôi lên cát
Như một loài cây
đừng lo tôi khô khát
đừng sợ tôi đối mặt với lửa trời

Đừng bón cho tôi cái nhìn an ủi
đừng tưới cho tôi những lời khen ngợi
tôi hiền lành như mọi loài cây
dẫu lá mềm cứng lại thành gai…

Hãy  trồng tôi lên cát
bởi cát là ngôi nhà
và chờ nghe câu hát

khi xương rồng nở hoa…

image

Xin hãy  trồng tôi lên cát Như một loài cây đừng lo tôi khô khát đừng sợ tôi đối mặt với lửa trời Đừng bón cho tôi cái nhìn an ủi đừng tưới cho tôi những lời k

Lời giải 1 :

Câu `1` :

`-` PTBĐ chính : Biểu cảm

Thơ PTBĐC là Biểu cảm.

Câu `2` :

`-` Thể thơ : Tự do

Câu `3` :

`-` Đề tài của `VB` : là sự kiên trì,nghị lực và sức mạnh đối diện với khó khăn, được biểu hiện qua hình ảnh của loài cây xương rồng trên cát.

Câu `4` :

`-` Cách gieo vần :

Câu `1` (cát) ~ Câu `3` (khát), Câu `4` (trời) ~ Câu `6` (ngợi),... (gieo vần chân)

(Thể thơ tự do : không cần có vần liên tục,..phối xen với các đoạn thơ)

Câu `5` :

`-` Nhân vật trữ tình : xưng "tôi": cây xương rồng.

Tuy nhiên, "tôi" ở đây không nhất thiết phải là một người, mà có thể là giọng điệu của chính bản thân loài cây, một cách để tác giả diễn đạt cảm xúc và ý định của nó. Điều này thường được sử dụng trong văn học để tạo ra sự đồng cảm hoặc để truyền đạt thông điệp về sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống.

Câu `6` :

`3` biện pháp tu từ : 

`-` Nhân hóa : " cây xương rồng- tôi"

`-` So sánh "tôi hiền lành như mọi loài cây"

`-` Điệp ngữ: điệp từ "đừng...tôi..."

Câu `7` :

`-` Cảm xúc chủ đạo : là sự kiên trì,nghị lực sự ,chịu đựng và sức mạnh đối diện với khó khăn.. Dù ở trong hoàn cảnh khó khăn, bất lợi nhưng bản thân vẫn có thể vươn lên, phát triển và đạt được điều mình mong muốn. Đó là thông điệp tích cực về sự lạc quan và niềm tin vào khả năng của bản thân.

*CHÚC BẠN HỌC TỐT!

`**` giangle100 `**`

Lời giải 2 :

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản : Biểu cảm.

Câu 2:

Thể thơ được sử dụng trong văn bản : Thể thơ tự do

Câu 3:

Đề tài: Sức sống tiềm tàng của cây xương rồng nhỏ bé và ý chí, nghị lực của con người trước nghịch cảnh.

Câu 4:

Cách gieo vần của văn bản: Văn bản gieo vần chân 

" cát " - " khát" 

" trời" - " ngợi "

" cát " - " hát "

Câu 5:

Nhân vật trữ tình trong văn bản là cây xương rồng

Câu 6:

Ba biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ :

`+)` Nhân hóa 

`->` Dấu hiệu: Cây xương rồng được nhân hóa qua những suy nghĩ, lời nói, trạng thái , qua các từ ngữ như :" đối mặt"," hiền lành " , " chờ nghe "

`+)` Điệp cấu trúc câu : " Đừng ... tôi " ; "hãy trồng tôi lên cát"

`+)` Liệt kê : "khô khát ", "lửa trời","cái nhìn an ủi" , " những lời khen ngợi"

Câu 7: 

Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là sự ngợi ca sức sống tiềm tàng của loài cây xương rồng nhỏ bé và cảm hứng về ý chí, nghị lực, niềm hy vọng của con người vào chính mình để vươn lên trước nghịch cảnh, vượt qua những bão táp, phong ba trên hành trình đầy vạn biến của cuộc đời. Từ đó, con người bứt phá khỏi những giới hạn tầm thường để hướng về một tương lai rực rỡ, nở hoa từ những thách thức và gian truân như cây xương rồng nhỏ bé mạnh mẽ giữa những khắc nghiệt của cuộc sống.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK