Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Đọc đoạn trích sau: - " Giọng nói ồm ồm của tên giặc giờ lại hăm hở sủa vào máy:...
Câu hỏi :

Đọc đoạn trích sau: - " Giọng nói ồm ồm của tên giặc giờ lại hăm hở sủa vào máy: - Các người trong hang chú ý, chú ý! Đây, tiếng nói của chị Nguyễn Thị Sứ... Mọi người trong hang đều nhìn ra. Đây cũng là những phút giây chờ đợi căng thẳng, thử thách. Nhưng mọi người không phải đợi lâu. Ngoài kia đã vọng vào tiếng nói hết sức quen thuộc, ai cũng nhận ra ngay là tiếng nói của Sứ: - Thưa các đồng chí, tôi là Sử đây... Tiếp đó, bỗng chị vụt nói rất nhanh: - Các đồng chi đừng tin, tụi nó nói láo, tôi không bao giờ đầu hàng. Các đồng chí ơi, đừng uống nước suối, đừng bỏ súng. Trong đó còn mạnh giỏi hết không, con tôi còn sống không? Nếu còn thì bắn một phát súng cho tôi mừng!... Mấy lời cuối cùng chị Sử nói sao mà vội vã, sao mà dồn dập, khẩn thiết! Tiếng chị như gào lên trong máy, cấp bách, dữ dội. Mọi người trong hang đều ngẩng mặt, đứng hết cả dậy. Trên những khuôn mặt ấy bỗng chảy ròng nước mắt. Anh Ba Rèn nhảy phắt ra giữa hang. Anh xoạc chân đưa khẩu ga-răng lên vai, bắn chĩa ra ngoài luôn ba phát "bầm, bầm, bầm"... Nghe Sứ nói đến đấy, thằng thiếu tá tái mặt chửi lớn. Thằng Xăm thì co chân đá chị ngã chúi xuống rồi nhảy lên người chị, giẫm đạp. Nhưng huyền diệu thay cho cái tiếng súng. Nó làm rạng rỡ khuôn mặt đang áp sát đất của chị Sứ. Chị sung sướng quá, chị mừng quả. Tiếng súng đã đáp lời chị, đáp lại hy vọng sau rốt mà chị hết lòng mong mỏi. "Như vậy là vẫn còn, vẫn còn sống!" Chị nghĩ thế và gượng nhổm lên, nhìn vào hang Hòn. Đôi mắt chị mở to ngoái nhìn về cái hang ấy. Có thể là chị nhìn qua cái hang ấy. Trong đôi mắt có ảnh vui mừng, ảnh cháy bỏng, đau đáu. Đôi mắt đó lưu luyến không nỡ rời, ngập ngụa những yêu thương, những hy vọng, vừa mãn nguyện vừa căm oán, vừa sung sướng nhưng lại vừa mông mênh cái đau giã biệt. Cho nên đôi mắt đó vốn đã đẹp nay càng tuyệt đẹp.” Văn học, 2002) Thực hiện các yêu cầu: (Trích tiểu thuyết Hòn đất, Anh Đức, NXB

Câu 1. Xác định người kể chuyện trong đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra hoàn cảnh của nhân vật chị Sứ trong đoạn trích.

Câu 3. Nhân vật chị Sứ hiện lên với vẻ đẹp như thế nào trong văn bản?

Giusp mk vs mn ơi 

Lời giải 1 :

Câu 1 : Bộ đội Việt Nam

Câu 2 : Hoàn cảnh của nhân vật chị Sứ trong đoạn trích : Chị bị giặc giam giữ

Câu 3 : Nhân vật chị Sứ hieejn lên với vẻ đẹp dũng cảm, anh dũng, yêu nước

Lời giải 2 :

Câu 1. Xác định người kể chuyện trong đoạn trích.

⇒Người kể chuyện trong đoạn trích trên là một người dấu mặt 

Câu 2. Chỉ ra hoàn cảnh của nhân vật chị Sứ trong đoạn trích.

⇒Hoàn cảnh của nhân vật chị Sứ:bị những tên giặc bắt đi và chuẩn bị từ biệt quê hương,đất nước, những ng đồng chí đã cùng chị đã đứng lên đấu tranh và cả ng con thơ của chị

Câu 3. Nhân vật chị Sứ hiện lên với vẻ đẹp như thế nào trong văn bản?

⇒Chị Xứ hiện lên với vẻ đẹp của một ng anh hùng của một ng dũng cảm đã đứng lên đấu tranh vì nước vì dân.Và cả vì nh ng con thơ của chị,tất cả đều cho chị một cái gì đó vô hình nhưng lại mãnh liệt đến thế để r chị anh dũng đấu tranh dù bt có thể hi sinh.Đó là một vẻ đẹp mà ko thứ gì có thể sánh nổi,vẻ đẹp của sự dũng cảm và tình yêu của ng mẹ

CHÚC CẬU HỌC TỐT-@BẢO

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK