Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta...
Câu hỏi :

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.

(Duy Khán – Tuổi thơ im lặng)

  1. Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên.
  2. Câu văn: “Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân.”
  • Xét về cấu tạo, câu văn trên thuộc kiểu câu gì?
  • Xác định các thành phần chính của câu.
  1. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên. Từ nội dung đó, hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.

Câu 2: (1,5 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Giữa ngút ngàn cây trái

Dọc vùng rừng nguyên sơ

Không biết thực hay mơ

Ráng chiều như hơi khói...

 

Những vạt nương màu mật

Lúa chín ngập lòng thung

Và tiếng nhạc ngựa rung

Suốt triền rừng hoang dã

(Trước cổng trời – Nguyễn Đình Ảnh)

  1. Nêu nghĩa của từ “chín” trong câu: “Lúa chín ngập lòng thung”.
  2. Trong hai từ “vạt nương”“vạt áo” từ nào được dùng với nghĩa chuyển?
  3. Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh trong đoạn thơ trên.
  4. Từ những cảnh vật được miêu tả trong đoạn thơ trên, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?

Câu 3: (1,0 điểm) Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt, Nguyễn Duy có hai câu thơ sau:

Mảnh sân trăng lúa chất đầy

Vàng tuôn trong tiếng máy quay sập sình…

            Em hãy giải nghĩa từ “vàng” trong câu thơ trên. Tác giả dùng từ “vàng” làm cho câu thơ hay hơn, vì sao?

Lời giải 1 :

Câu `1`:

“Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân.”

`-` Phân tích cấu tạo ngữ pháp:

`+` Trạng ngữ: Khi ngủ.

`+` Chủ ngữ: bố.

`+` Vị ngữ:  rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân.

`->` Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu trên là câu đơn.

`-` Đoạn trích nói về đôi chân của bố, một đôi bàn chân vất vả, nhọc nhằn và in đầy vết thương mà bố phải chịu những cơn đau nhức khi đi ngủ.

`-` Đoạn văn:

     Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời. Tình cảm gia đình có thể tiếp thêm động lực cho mỗi người trong cuộc sống, luôn đồng hành và dõi theo mỗi người dù cách nhau nghìn trùng vạn dặm. Mỗi khi chúng ta vấp ngã trên đường đời, tình cảm gia đình là một trong những thứ đã cứu vớt chúng ta lên, giúp chúng ta đứng dậy và tiếp tục bước đi dẫu có khó khăn, vất vả. Có được tình cảm gia đình, chúng ta sẽ nhận được tình yêu thương tha thiết, sự trân trọng và đùm bọc, trìu mến từ gia đình, từ đó giúp nuôi dưỡng tâm hồn của bản thân và trở thành con người tốt đẹp hơn.

Câu `2`:

`-` Nghĩa của từ ''chín'': Không còn xanh, còn non, đã có thể thu hoạch và ăn được.

`-` Từ ''vạt'' trong ''vạt nương'' được dùng với nghĩa chuyển.

`-` Biện pháp nghệ thuật so sánh: Ráng chiều như hơi khói.

`=>` ''Ráng chiều'' được so sánh với ''hơi khói''.

`=>` Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, giúp câu thơ giàu giá trị biểu đạt và hình ảnh thơ trở nên sinh động hơn.

`-` Từ những cảnh vật được miêu tả trong đoạn thơ trên, em thích nhất cảnh ''Lúa chín ngập lòng thung'', vì hình ảnh thơ đã gợi ra cho em những bông lúa chín vàng, trĩu bông ngập lòng thung tạo ra sự sinh động, chân thực cho hình ảnh.

Câu `3`:

`-` ''Vàng'' trong câu thơ có nghĩa: là một màu sắc, Có màu như màu của hoa mướp, của nghệ. 

`-` Tác giả dùng từ ''vàng'' làm cho câu thơ hay hơn giúp cho hình ảnh thơ trở nên sinh động, chân thực và gần gũi với con người, gợi ra cho người đọc hình ảnh những bông lúa chín vàng trong máy quay.

Lời giải 2 :

$#khoanguyen045$ 

`1.` 

`-` Các từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên là: khum khum, vất vả, xám xịt, lỗ rỗ, đầy đặn, lấm tấm. 

`***` Từ láy là từ gồm hai hay nhiều tiếng tạo thành. Trong từ láy, một tiếng có nghĩa rõ ràng gọi là tiếng gốc, những tiếng còn lại được láy lại từ tiếng gốc bị mờ nghĩa.

`-` Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân.

`@` Xác định các thành phần chính của câu: 

`-` Trạng ngữ:  Khi ngủ bố rên

`-` Chủ ngữ: khuyết ( chủ ngữ trong câu có thể là: bố) 

`-` Vị ngữ: rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân

`=>` Xét về cấu tạo, câu văn trên thuộc kiểu câu đơn. 

`-` Nội dung: Miêu tả đôi chân của bố, đồng thời thể hiện được sự vất vả, nhọc nhằn qua hình ảnh đôi bàn chân tràn đầy khuyết điểm, nhức mỏi và đau vào mỗi buổi tối. 

`-` Tình cảm gia đình có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất, chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng mong ước được sống và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình. Gia đình `-` nơi nuôi dưỡng tâm hồn ta, cũng là nơi dạy cho ta biết thế nào là lẽ phải, thế nào là cách làm người. Tại nơi đây, ta được bao bọc, chở che và nuôi nấng từ khi còn đỏ hỏn, được dưỡng dục, dạy bảo những điều hay, bài học đáng giá lúc còn bé. Tình cảm gia đình tựa như một ngọn lửa bùng cháy mạnh mẽ, thổi phồng lên tình yêu nồng cháy trong trái tim của mỗi thành viên trong gia đình. Tựu trung lại, tình cảm gia đình là thứ tình cảm rất đỗi thiêng liêng và cao quý, rất khó để diễn tả thành lời, thứ tình cảm này chỉ những người con, người anh, chị em trong gia đình mới cảm nhận được. 

________________________________________________________

`2.` 

`-` Nghĩa từ "chín": chỉ thực vật ở giai đoạn cuối, không phát triển nữa, có thể ăn ( thu hoạch) được và đã qua giai đoạn khi quả, hạt còn non

`-` Trong hai từ "vạt nương" và "vạt áo", từ "vạt nương" được dùng với nghĩa chuyển.

`->` Nghĩa của từ "vạt" trong "vạt nương" ý chỉ một diện tích đất hẹp, dài

`-` BPTT: So sánh 

`->` So sánh "ráng chiều" với "hơi khói" 

`@` Tác dụng

`+` Tăng sức gợi hình, gợi cảm

`+` Giúp cho việc mô tả sự vật được cụ thể, sinh động hơn

`+` Gợi ra cho người đọc khung cảnh mờ ảo như có hơi khói 

`-` Từ những cảnh vật được miêu tả trong đoạn thơ trên, em thích nhất cảnh những vạt nương màu mật. Bởi, cảnh vật trên gợi cho em liên tưởng đến một khung cảnh yên bình, thơ mộng với màu vàng như rót mật của những vạt nương. Đồng thời, em thích hình ảnh này bởi nó thể hiện cho việc bà con đã có một vụ mùa bội thu. 

________________________________________________________

`3.` 

`-` Nghĩa của từ "vàng": nhằm ám chỉ thóc, lúa ( gọi thóc, lúa bằng từ "vàng") 

`-` Tác giả dùng từ "vàng" làm cho câu thơ hay hơn, vì khi gọi thóc, lúa bằng từ "vàng" sẽ mang lại hiệu quả rất tốt trong việc diễn đạt và thể hiện cảm xúc: Tạo ra cho người đọc cảm giác thú vị, thích thú khi gọi thóc, lúa bằng từ "vàng"; tránh tạo ra sự nhàm chán khi đọc.

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK