Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Phần I: Trắc nghiệm Câu 1. Hai nhân vật chính được đề cập đến trong truyện Con Rồng cháu Tiên...
Câu hỏi :

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1. Hai nhân vật chính được đề cập đến trong truyện “Con Rồng cháu Tiên” là ai?

  1. Thần Nông và Thần Long Nữ. B. Vua Hùng và Lạc Long Quân.
  2. Lạc Long Quân và Âu Cơ. D. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ

Câu 2: Nhận xét nào sau đây là chính xác khi nói về nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ?

  1. Lạc Long Quân và Âu Cơ có nguồn gốc thần tiên, vô cùng cao quý.
  2. Lạc Long Quân và Âu Cơ có nguồn gốc bình dân.
  3. Lạc Long Quân và Âu Cơ có nguồn gốc thần thánh.
  4. Lạc Long Quân và Âu Cơ có nguồn gốc tối cao.

Câu 3: Nhân vật, sự kiện nào trong truyện có liên quan đến lịch sử?

  1. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ.
  2. Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên.
  3. Nước ta lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.
  4. Người Việt Nam ta thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

Câu 4: Đâu là những chi tiết kì ảo trong truyện “Con Rồng cháu Tiên”?

  1. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành.
  2. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.
  3. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.
  4. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Câu 5. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ra đời nhằm mục đích gì?

  1. Kể về những câu chuyện thần kì, có thật và được truyền từ đời này qua đời khác.
  2. Dựng lại bức tranh lịch sử nước ta trong buổi đầu dựng nước.
  3. Giải thích nguồn gốc cộng đồng người Việt Nam, nguồn gốc các dân tộc trên lãnh thổ nước ta.
  4. Nêu cao tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Câu 6. Chi tiết “Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên non, khi có việc thì nương tựa lẫn nhau” thể hiện điều gì?

  1. Ước nguyện đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
  2. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  3. Truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
  4. Giải thích tại sao nhân dân Việt Nam hiện nay vừa sống trên núi, vừa sống ở vùng đồng bằng.

Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ gồm từ ghép?

  1. sức khỏe, vô địch, phép lạ, tướng võ. B. trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở, hồng hào.
  2. xinh đẹp, tướng văn, đóng đô. D.tuyệt trần, vợ chồng, đẹp đẽ

Câu 8: Dòng nào sau đây chỉ gồm từ ghép có nghĩa hẹp hơn so với nghĩa của tiếng gốc tạo nên nó?

  1. trồng trọt, chăn nuôi, thủy cung, con trai
  2. con gái, phép lạ, xinh đẹp, cung điện
  3. miền núi, miền biển, tướng văn, tướng võ
  4. triều đình, con cháu, nguồn gốc, lâu dài

Câu 9: Dòng nào sau đây chỉ gồm từ ghép có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của tiếng gốc tạo nên nó?

  1. khỏe mạnh, bú mớm, từ biệt, đàn con B. chờ mong, buồn tủi, lâu dài, con cháu.
  2. khôi ngô, mặt mũi, khỏe mạnh, con trưởng. D. con gái, phép lạ, xinh đẹp, nguồn gốc.

Câu 10: Dòng nào sau đây chỉ gồm từ láy?

  1. hồng hào, đẹp đẽ. B. than thở, chờ mong.
  2. trồng trọt, hồng hào. D. đóng đô, đẹp đẽ.

Câu 11: Từ nào sau đây là từ láy có nghĩa tăng về mức độ?

  1. tính tình.                              B. than thở.                          C. hồng hào.

Câu 12: Đâu không phải đặc điểm của nhân vật trong truyện truyền thuyết?

  1. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
  2. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
  3. Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh.
  4. Thường có số phận bi kịch.

Câu 13: Sắp xếp các sự việc cho phù hợp với diễn biến cốt truyện của truyện “Con Rồng cháu Tiên”?

 

 

      Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau, yêu thương và kết duyên.                           

 

 

1

 

      Nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ.                                                       

      Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng và nở ra 100 người con da dẻ hồng hào.           

 

 

      Người Việt ta vô cùng tự hào về nguồn gốc, tổ tiên của mình.                                       

 

 

      Sự ra đời của nước Văn Lang (Đại Việt).                                                         

 

 

      Âu Cơ, Lạc Long Quân quyết định chia con.                                                   

Câu 14: Nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ mang những đặc điểm tiêu biểu nào của nhân vật truyền thuyết?

  1. Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,…
  2. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
  3. Nhân vật truyền thuyết đều không có thật.
  4. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

Câu 15: Thành ngữ “Con Rồng cháu Tiên” có ý nghĩa gì?

  1. Khẳng định tổ tiên của người Việt là từ nòi Rồng, giống Tiên.
  2. Khẳng định nguồn gốc cao quý của người Việt Nam.
  3. Thể hiện sức mạnh to lớn của người Việt Nam.
  4. Thể hiện sự hùng mạnh của dân tộc Việt Nam.

 

Lời giải 1 :

Câu 1:   C. Lạc Long Quân và Âu Cơ

Câu 2:   A. ...có nguồn gốc thần tiên, vô cùng cao quý

Câu 3:   C. Nước ta lấy hiệu là Hùng Vương...

Câu 4:   B. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. ...

Câu 5:   C. Giải thích nguồn gốc cộng đồng người Việt Nam, ...

Câu 6:   A. Ước nguyện đoàn kết, ...

Câu 7:   A. sức khỏe, vô địch,phép lạ, tướng võ

Câu 8:   C. miền núi, miền biển, tướng văn, tướng võ

Câu 9:   B. chờ mong, buồn tủi, lâu dài, con cháu

Câu 10: A. hồng hào, đẹp đẽ

Câu 11: C. hồng hào

Câu 12: D. thường có số phận bi kịch

Câu 13: (tớ xin phép ghi tắt AC - Âu Cơ và LLQ - Lạc Long Quân nha)

   `1-`  Nguồn gốc của LLQ và AC    

   `2-`  AC, LLQ gặp nhau, yêu thương và kết duyên

   `3-`  AC sinh ra bọc trăm trứng và nở ra 100 người con da dẻ hồng hào

   `4-`  AC, LLQ quyết định chia con

   `5-`  Sự ra đời của nước Văn Lang 

   `6-`  Người Việt ta vô cùng tự hào về nguồn gốc tổ tiên mình

Câu 14: A. Thường có những đặc điểm khác lạ về lai lịch, ...

Câu 15: A. Khẳng định tổ tiên của người Việt là từ nòi Rồng, giống Tiên

Lời giải 2 :

$#khoanguyen045$ 

`1.` 

`->` Chọn: `C.` Lạc Long Quân và Âu Cơ.

`=>` Hai nhân vật chính được đề cập đến trong truyện Con Rồng cháu Tiên là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Truyện kể về việc Âu Cơ đã đẻ ra trăm người con, từ đó giải thích nguồn gốc của người Việt Nam ta.

`2.`

`->` Chọn: `A.` Lạc Long Quân và Âu Cơ có nguồn gốc thần tiên, vô cùng cao quý.

`=>` Lạc Long Quân là một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long nữ, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Còn Âu Cơ là một cô gái xinh đẹp, thuộc dòng họ Thần Nông. 

`3.` 

`->` Chọn: `C.` Nước ta lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

`=>` Bởi tất cả các đáp án khác đều dựa vào vào truyền thuyết, không có minh chứng chính xác. 

`4.` 

`->` Chọn: `B.` Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

`=>` Bởi, phụ nữ khi sinh chỉ sinh ra em bé, không sinh ra bọc trứng. Đặc biệt, em bé phải bú sữa mới có thể phát triển được. 

`5.` 

`->` Chọn: `C.` Giải thích nguồn gốc cộng đồng người Việt Nam, nguồn gốc các dân tộc trên lãnh thổ nước ta.

`=>` Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ra đời nhằm giải thích nguồn gốc cộng đồng người Việt Nam, nguồn gốc các dân tộc trên lãnh thổ nước ta, mọi người đều được sinh ra từ bụng của mẹ Âu Cơ, đều là anh em cùng chung máu mủ, ruột thịt. 

`6.` 

`->` Chọn: `A.` Ước nguyện đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

`7.` 

`->` Chọn: `A.` sức khỏe, vô địch, phép lạ, tướng võ.

`->` Từ ghép là từ gồm hai hay nhiều tiếng có nghĩa tạo thành nghĩa chung.

`8.` 

`->` Chọn: `C.` miền núi, miền biển, tướng văn, tướng võ

`=>` Từ ghép có nghĩa hẹp hơn so với nghĩa của tiếng gốc tạo nên nó có thể hiểu là từ ghép phân loại. 

`9.` 

`->` Chọn: `B.` chờ mong, buồn tủi, lâu dài, con cháu.

`=>` Từ ghép có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của tiếng gốc tạo nên nó có thể hiểu là từ ghép tổng hợp.

`10.` 

`->` Chọn: `A.` hồng hào, đẹp đẽ.

`=>` Từ láy là từ gồm hai hay nhiều tiếng tạo thành. Trong từ láy, một tiếng có nghĩa rõ ràng gọi là tiếng gốc, những tiếng còn lại được láy lại từ tiếng gốc bị mờ nghĩa.

`11.`

`->` Chọn: `C.` hồng hào 

`12.`

`->` Chọn: `D.` Thường có số phận bi kịch.

`13.` 

`1.` Nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ

`2.` Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau, yêu thương và kết duyên.

`3.` Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng và nở ra 100 người con da dẻ hồng hào.

`4.` Âu Cơ, Lạc Long Quân quyết định chia con.   

`5.` Sự ra đời của nước Văn Lang (Đại Việt). 

`6.` Người Việt ta vô cùng tự hào về nguồn gốc, tổ tiên của mình.

`14.` 

`->` Chọn: `A.` Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,

`15.` 

`->` Chọn: Khẳng định tổ tiên của người Việt là từ nòi Rồng, giống Tiên.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK