Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Phần I (6,5 điểm): Sau đây là một đoạn trích trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”: “Trong giờ phút cuối...
Câu hỏi :

Mọi người giúp em với aaaaa

image

Phần I (6,5 điểm): Sau đây là một đoạn trích trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”: “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối lại điều gì, hình n

Lời giải 1 :

Câu 1.

- Người kể chuyện : Bác Ba - đồng đội cùng chiến đấu với anh Sáu.

- Tác dụng : Cách chọn vai kể ngôi thứ nhất, người kể là bác Ba, một đồng đội từng chứng kiến câu chuyện gia đình anh Sáu, lại là người cùng anh Sáu tham gia chiến đấu, chứng kiến khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời anh Sáu nên mặc dù là người ngoài nhưng bác Ba hiểu rất rõ tình cảm cha con sâu đậm và thiêng liêng của hai cha con anh Sáu, vì thế lời kể mang tính chất khách quan và tự nhiên hơn.

Câu 3.

Ông Ba nghĩ "chỉ có tình cha con là không thể chết được" vì :

- Đó là tình cảm thiêng liêng và sâu nặng nhất của ông Sáu dành cho con. Tình cảm đó đã được trải qua thử thách, có những lúc đắng cay ngậm ngùi ( lúc bé Thu nhất định từ chối, phản ứng quyết liệt và còn nối trống không với ông Sáu ), có những lúc ngọt ngào tha thiết ( nối nhớ con của ông Sáu, lúc bé Thu chịu nhận ông Sáu làm ba... ), nhưng dù trong điều kiện nào, tình cảm đó vẫn luôn mãnh liệt.

- Ông Sáu đã kịp gửi trọn tình cảm đó vào cây lược tặng con ( phân tích tình cảm của ông Sáu khi làm cây lược ), khi ông Sáu biết không trở về gặp con được nữa, ông Sáu đã trao gửi tất cả cho bạn, ông Ba. Cây lược trở thành kỉ vật thiêng liêng gói trọn tình cha. Tình cha con ấy sẽ bất tử cùng thời gian.

Ông Ba "không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn" vì :

- Đó là cái nhìn đặc biệt. Trong cái nhìn ấy chứa đựng bao điều cần nói mà chỉ người trong cuộc mới hiểu được. Nó như một lời trăng trối, là sự trao gửi đầy tin cậy của ông Sáu với người bạn, người đồng chí đồng đội của mình.

- Ông Sáu trao cây lược nhưng cũng chính là trao lại tình cảm và trách nhiệm của người cha cho người bạn thân thiết của mình với sự khẩn cầu và tin cậy.

Câu 4.

Trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của tác giả Nguyễn Quang Sáng, hình tượng chiếc lược ngà chính là một hình ảnh nghệ thuật đặc sắc. Thật vậy, chiếc lược ngà chính là kỉ vật mà ông Sáu để lại cho con gái. Sau cuộc chia tay đầy xúc động và nước mắt, vì bé Thu mong muốn ngày trở về ba mang theo một chiếc lược ngà nên ông Sáu đã miệt mài làm chiếc lược ngà cho con gái. Chiếc lược ngà chính là biểu hiện của ông Sáu dành cho bé Thu. Vì yêu con, mong muốn đáp ứng được nguyện vọng của con và tin vào ngày trở về để đưa được tận tay chiếc lược ngà đó cho con ông Sáu đã miệt mài làm chiếc lược ngà tỉ mẩn, dồn hết tâm sức, tình cảm của mình qua dòng chữ tự khắc gửi tặng con gái trên thân của chiếc lược. Tình yêu mà ông dành cho con thực sự giản dị, mộc mạc và thiêng liêng. Nhưng vì ông Sáu đã chẳng may bị thương nên chiếc lược ngà đó đành phải để nhờ người đồng đội của ông mang về tặng bé Thu,. Vì thế, chiếc lược ngà chính là biểu hiện của tình yêu con mộc mạc, tha thiết của ông Sáu. Phải chăng nguyện vọng tha thiết của ông Sáu chính là đưa được chiếc lược ngà đó cho con gái mình? Chẳng những thế, chiếc lược ngà có lẽ còn là mong muốn đoàn tụ, là kỉ vật gắn kết tượng trưng cho tình cảm cha con trong chiến tranh. Đồng thời, chiếc lược ngà này cũng chính là động lực để bé Thu nhớ về cha để mà trở thành một cô nữ xung kích sau này. Tóm lại, chiếc lược ngà chính là kỉ vật thể hiện tình cảm cha con sâu sắc và là hình tượng nghệ thuật đặc sắc làm nổi bật tình cảm con người giản dị trong chiến tranh.

- Câu hỏi tu từ : "Phải chăng nguyện vọng tha thiết của ông Sáu chính là đưa được chiếc lược ngà đó cho con gái mình?"

- Thành phần tình thái : "có lẽ"

Câu 5.

Tác phẩm : Chuyện người con gái Nam Xương ( Trích Truyền kì mạn lục ).

- Tác giả : Nguyễn Dữ.

- Nội dung : Trương Sinh phải từ giã gia đình đi lính khi vợ vừa mang thai. Vũ nương phải sinh con một mình khi không có chồng bên cạnh. Để dỗ dành con, nàng đã nói chiếc bóng của mình là bố Đản. Vì vậy, sau khi sinh Trương Sinh đi lính về thì bé Đản không chịu nhận cha. Đây cũng chính là một trong những lí do gây nên bi kịch của Vũ nương.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK