Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Cảm nhận khổ 3 của ánh trăng và khổ cuối của bếp lửa Giúp e vs ạ a cần gấp...
Câu hỏi :

Cảm nhận khổ 3 của ánh trăng và khổ cuối của bếp lửa

Giúp e vs ạ a cần gấp ạ e xin cảm.on

Lời giải 1 :

Khổ thơ thứ ba của bài thơ Ánh trăng

Trong bài thơ Ánh trăng, khổ thơ thứ ba đưa người đọc trở về thời điểm hiện tại với những đổi thay trong mối quan hệ giữa người và trăng. "Từ hồi về thành phố / Quen ánh điện cửa gương / Vầng trăng đi qua ngõ / Như người dưng qua đường". Tác giả đã tạo ra sự đối lập về hoàn cảnh sống của con người trong hiện tại với quá khứ. Nếu như trong quá khứ, con người sống gắn bó, rộng mở, hòa nhập với thiên nhiên, với "đồng, bể, sông, rừng" thì trong hiện tại, con người lại bó hẹp mình với những căn phòng hiện đại và xa rời thiên nhiên. "Ánh điện, cửa gương" vừa có thể là hình ảnh tả thực, vừa có thể là hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho cuộc sống tiện nghi, đầy đủ ấy. Từ đó, nhà thơ diễn tả sự đổi thay trong tình cảm con người: lãng quên vầng trăng một thời là tri kỷ tình nghĩa với mình. Cái bạc bẽo đến với người ta từ từ kín đáo khó nhận ra. Vầng trăng tri kỷ tình nghĩa ngày nào giờ đây trở thành người dưng qua đường. Vầng trăng vẫn đi qua ngõ, vẫn nghĩa tình thủy chung nhưng con người đã thay đổi. Câu chuyện tâm tình được kể rất giản dị, mộc mạc bằng giọng thơ thủ thỉ như đang trò chuyện giãi bày. Nhịp thơ chậm, những chữ đầu của câu thơ không viết hoa diễn tả suy nghĩ miên man của nhà thơ. Tóm lại, khổ thơ thứ ba bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy đã diễn tả được sự biến chuyển trong mối quan hệ hờ hững, lạnh nhạt giữa người với trăng ở thời điểm hiện tại. 

---

Khổ cuối bài thơ Bếp lửa

Khổ thơ cuối đã thể hiện nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa. "Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khó trăm tàu / Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả / Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở / - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ? ... ". Đây là lời tự bạch của người cháu đi xa khi đã trưởng thành. Khoảng cách về không gian, thời gian và "khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả" không thể làm cháu lãng quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà; của quê hương, không quên được những lận đận đời bà, tấm lòng ấm áp của bà. Đó là sức mạnh của cội nguồn, là đạo lí thủy chung cao đẹp của người Việt Nam được nuôi dưỡng từ thuở nhỏ. Bài thơ được kết thúc bằng câu hỏi tu từ gợi cho người đọc cảm nhận như có một nỗi nhớ khắc khoải thường trực hướng về bà và bếp lửa. Nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn. Dù người cháu nay đã trưởng thành khôn lớn và khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống, cháu vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa bằng tất cả tình yêu thương và nỗi nhớ mong. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK