Trang chủ Ngữ văn Lớp 9  Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đền tận bay giờ Bà vẫn giữ thói...
Câu hỏi :

“ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đền tận bay giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm  yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung  vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ thiêng liêng – bếp lửa ! ”

Hãy viết đoạn văn khoảng 15 câu theo cách lập luận diễn dịch, trong đó có sử dụng câu ghép và thành phần biệt lập để làm rõ những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ về bà và bếp lửa trong đoạn thơ trên (gạch dưới câu ghép và từ ngữ dùng làm thành phần biệt lập) 

Lời giải 1 :

$#Ruby$

  Trong khổ thơ thứ sáu của bài thơ ''Bếp lửa'', nhà thơ Bằng Việt đã bày tỏ những suy ngẫm sâu sắc về bà và bếp lửa. Ngay từ những câu thơ đầu tiên, suy ngẫm về cuộc đời bà đã được xuất hiện. Hàng loạt những từ chỉ thời gian như ''Đời bà'', ''mấy chục năm'' và ''bây giờ'' được nhà thơ khéo léo sử dụng kết hợp với từ láy lận đận và hình ảnh của nắng mưa được ẩn dụ vô cùng khéo léo và tinh tế đã khiến người đọc cảm thấy cuộc đời bà thật dài nhưng cuộc đời ấy cũng đầu những lo toan, đầy những vất vả, đầy những khỏ nhọc. Hơn thế nữa, người ta thường nói: ''Thời gian sẽ lấy đi nhiều thứ khi nó trôi đi''. Ấy vậy mà thời gian khiến lưng bà còng đi, khiến tóc bà càng bạc theo từng từng tháng nhưng dường như chẳng thể lấy đi được thói quen dậy sớm của bà, bà luôn giữ thói quen dậy sớm để nhóm bếp lửa ''ấp iu nồng đượm''. Tiếng ''nhóm'' được lặp lại nhiều lầ dường như đã thể hiện bà thường xuyên nhóm bếp và đó là công việc quen thuộc của bà. Không chỉ vậy, tiếng nhóm còn mang nhiều nét nghĩa. Trước hết, nhóm là hành động khởi đầu của một ngày mới và cũng là hành động nấu chín thức ăn cho gia đình của bà. Chẳng những thế, nhóm còn là khơi dậy, là nhen lên trong lòng cháu những tình cảm vô cùng quý giá: tình gia đình nồng ấm, tình làng nghĩa xóm và là cả những ước mơ tuổi thơ. Như vậy, người đọc đã cảm nhận được bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà bà còn là người truyền lửa. Khép lại bài thơ là câu thơ mà nhà thơ Bằng Việt đã bày tỏ suy ngẫm về chiếc lửa bình dị nhưng cũng thân thương. Cây thơ cuối là câu cảm thán với sự bắt đầu bằng thán từ ''Ôi'' gợi lên sự khám phá của người cháu nơi xa về bếp lửa, nhà thơ đã nhận ra nó không chỉ bình dị, gần gũi mà còn ''kì lạ'' và ''thiêng liêng''. Kì lạ có lẽ bởi dù nắng mưa, dù đói, dù nhà có bị giặc đốt thì bếp lửa ấy vẫn được nhóm lên, nó nhen lên trong lòng cháu những tình cảm tốt đẹp, nâng bước cháu trên con đường trưởng thành. Nó thiêng liêng bởi nó đã gắn liền với qquanxg thời gian vô cùng ấp áp, gắn liền với những kỉ niệm khó quên của bà và cháu.

`->` Câu ghép: Đã in đậm

`->` Thành phần biệt lập: Thành phần tình thái: có lẽ

`->` Câu chủ đề: Trong khổ thơ thứ sáu của bài thơ ''Bếp lửa'', nhà thơ Bằng Việt đã bày tỏ những suy ngẫm sâu sắc về bà và bếp lửa.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK