Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 -chỉ ra bptt và nêu tác dụng c. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu...
Câu hỏi :

-chỉ ra bptt và nêu tác dụng

c. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

d. Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

                          (Bếp lửa- Bằng việt)

e.Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

g.Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc,

Giúp e vs ạ

Lời giải 1 :

$#Arii$

`c)`

`(1)` Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

`(2)` Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

`(3)` Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

`-` Biện pháp tu từ :

`@` Điệp ngữ : "Một bếp lửa".

`⇒` Cụm từ được lặp lại ở đầu câu `(1)` và `(2)`.

`@` Liệt kê : 

`+` "chờn vờn sương sớm".

`+` "ấp iu nồng đượm".

`⇒` Liệt kê những đặc điểm nhận diện quen thuộc mà đem phần thân thương của hình ảnh "bếp lửa" trong tâm trí tuổi thơ của tác giả.

`@` Ẩn dụ : "nắng mưa".

`⇒` Cụm từ được hiểu theo nghĩa sâu xa là những vất vả, gian lao trong cái thứ đời bạc bẽo, tần tảo và giàu lòng chắt chiu, giàu đức hi sinh thầm lặng của bà.

`-` Tác dụng :

`+` Tăng sức gợi hình, gợi cảm và tính diễn đạt cho câu thơ. Từ đó, giúp cho câu thơ trở nên sinh động, cuốn hút và có ấn tượng mạnh hơn với độc giả.

`+` Góp phần khẳng định và nhấn mạnh lại hình ảnh của "bếp lửa" tựa như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ. 

`+` Thể hiện tâm trạng thương xót, sự đồng cảm của tác giả trước những khó khăn mà bà phải chịu đựng và trải qua. Qua đó, khơi gợi sự đồng cảm và những suy ngẫm trong lòng bạn đọc về thứ tình cảm thiêng liêng, bất diệt mà tác giả dành cho bà của mình.

`---------`

`d)` 

`(1)` Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

`(2)` Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

`(3)` Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

`-` Biện pháp tu từ :

`@` Điệp ngữ : "Một ngọn lửa".

`⇒` Cụm từ được lặp lại ở đầu câu `(2)` và `(3)`.

`@` Liệt kê : "rồi sớm rồi chiều".

`⇒` Liệt kê những thời điểm bà nhen bếp thông qua sự tương phản giữa hai buổi sáng `-` chiều trong ngày.

`@` Ẩn dụ : "ngọn lửa".

`⇒` Cụm từ trên được hiểu theo nghĩa sâu xa là ánh sáng ấm áp mang nhiều ý nghĩa tượng trưng về một hoài niệm tuổi thơ êm đềm mà chứa chan cảm xúc của tác giả.

`-` Tác dụng :

`+` Tăng sức gợi hình, gợi cảm và tính diễn đạt cho câu thơ. Từ đó, giúp cho câu thơ trở nên sinh động, cuốn hút và có ấn tượng mạnh hơn với độc giả.

`+` Thấy được những giá trị, vai trò cũng như ý nghĩa và tầm quan trọng của "ngọn lửa" `-` thứ ánh sáng ấm áp đại diện cho sức sống mãnh liệt, tình yêu thương và một niềm tin chắc chắn của bà đối với kháng chiến nói chung hay với chính nhà thơ nói riêng.

`+` Góp phần khắc họa lại những kỉ niệm ấm lòng; những niềm tin thiêng liêng mà đem phần kì diệu do chính đôi bàn tay bà nhóm lửa, giữ lửa và truyền tới cho tác giả trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. 

`---------`

`e)`

`(1)` Ta làm con chim hót

`(2)` Ta làm một cành hoa

`(3)` Ta nhập vào hoà ca

`(4)` Một nốt trầm xao xuyến.

`-` Biện pháp tu từ :

`@` Điệp ngữ : "Ta làm".

`⇒` Cụm từ được lặp lại ở đầu câu `(1)` và `(2)`.

`@` Liệt kê : 

`+` "con chim".

`+` "cành hoa".

`+` "nốt trầm".

`⇒` Liệt kê những sự vật, hình ảnh thiên nhiên bình dị, mộc mạc mà đem phần thân thương, vẫn thường xuất hiện xung quanh cuộc sống của chúng ta mỗi ngày để làm biểu tượng đại diện cho những khát vọng cống hiến của nhà thơ.

`@` Ẩn dụ :

`+` "muốn làm con chim hót" : Góp tiếng hót để tạo nên sự thoải mái; tạo nên những bản nhạc du dương êm dịu mà vui tai cho đời.

`+` " muốn là một cành hoa " : Góp hương thơm, sắc đẹp cho mùa xuân nói riêng hay cho chính cuộc đời chông gai, bão táp nói chung.

`⇒` Thể hiện khát vọng cống hiến của nhà thơ.

`+` "một nốt trầm" : Biểu tượng đại diện cho sự lặng lẽ, không một chút âm thành ồn ào; không cao độ, quá ngân hay quá vang mà chỉ nhẹ nhàng "nhập" vào hòa ca góp vui cho đời.

`-` Tác dụng :

`+` Tăng sức gợi hình, gợi cảm và tính diễn đạt cho câu thơ. Từ đó, giúp cho câu thơ trở nên sinh động, cuốn hút và có ấn tượng mạnh hơn với độc giả.

`+` Thể hiện được những mong muốn, khát vọng được cống hiến của nhà thơ. Đó không chỉ đơn thuần là được hòa mình vào một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc mà còn là sự dâng hiến một phần tốt đẹp của mình cho đời của nhà thơ.

`+` Khẳng định lại vấn đề không chỉ là ước nguyện của riêng tác giả mà còn là khát vọng chung của tất cả mọi người.

`---------`

`g)`

`(1)` Một mùa xuân nho nhỏ

`(2)` Lặng lẽ dâng cho đời

`(3)` Dù là tuổi hai mươi

`(4)` Dù là khi tóc bạc.

`-` Biện pháp tu từ :

`@` Điệp ngữ : "Dù".

`⇒` Từ ngữ được lặp lại ở đầu câu `(3)` và `(4)`.

`@` Ẩn dụ : "mùa xuân".

`⇒` Cụm từ trên được hiểu theo nghĩa sâu xa không chỉ đơn thuần là một mùa trong năm mà nó còn chính là biểu tượng đại diện cho sự trẻ trung, tươi mới và những khao khát, hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

`@` Hoán dụ :

`+` "tuổi hai mươi" : độ tuổi thanh xuân đẹp nhất ở đời.

`+` "tóc bạc" : độ tuổi ngoài trung niên, đã đến độ tuổi già cả.

`-` Tác dụng :

`+` Tăng sức gợi hình, gợi cảm và tính diễn đạt cho câu thơ. Từ đó, giúp cho câu thơ trở nên sinh động, cuốn hút và có ấn tượng mạnh hơn với độc giả.

`+` Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước của tác giả thông qua sự khắc họa và thể hiện của sự khiêm tốn và nhỏ bé của cuộc sống; thông qua những ước muốn cao đẹp của nhà thơ về một sự cống hiến hết mình mà không màng hoàn cảnh, không màng tuổi tác.

`+` Góp phần khơi gợi những suy ngẫm trong lòng độc giả về một bổn phận và trách nhiệm cao cả trong việc cống hiến và dựng xây một đất nước vững mạnh hơn.

Lời giải 2 :

$\bf\small\color{red}{Câu 1:}$  Biện pháp tu từ, tác dụng

`@`BPTT: Điệp ngữ ( "Một bếp lửa" )

`@`Tác dụng của BPTT:

`=>` Tăng sức gợi hình, gợi cảm. Tăng tính thuyết phục, logic chặt chẽ. Khẳng định ngọn lửa cháy mãi như niềm tin yêu của người bà `->` người cháu nơi chốn xa nhà. Và nó cũng là sự vật để lại cho người đọc và tác giả nhiều cảm xúc khó tả, khó phai nhòa.

`---------`

$\bf\small\color{red}{Câu 2:}$  Biện pháp tu từ, tác dụng

`@`BPTT: Điệp ngữ ( "một ngọn lửa" )

`@`Tác dụng của BPTT:

`=>` Gợi cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn. Hình ảnh ngọn lửa tượng trưng cho sự vất vả sớm hôm của người bà. Không chỉ thế, nó còn là ngọn lửa vô giá trị và rất thiêng liêng. Nó là cả một tình yêu thương bao lo, một tình yêu to lớn của người bà và đứa cháu. Ngọn lửa ấy sẵn sàng thắp lên niềm tin, nghị lực, hy vọng về một ngày mai tươi sáng.

`---------`

$\bf\small\color{red}{Câu 3:}$  Biện pháp tu từ, tác dụng

`@`BPTT: Điệp cấu trúc ( "ta làm...ta nhập" )

`@`Tác dụng của BPTT:

`=>` Thể hiện tình yêu quê hương vô cùng da diết và thiết tha làm sao. Đồng thời, thấy được khát vọng cống hiến quãng đời còn lại của bản thân cho đời, cho đất nước hòa với bức tranh mùa xuân thiên nhiên và tươi đẹp

`---------`

$\bf\small\color{red}{Câu 4:}$  Biện pháp tu từ, tác dụng

`@`BPTT: Điệp ngữ ( "dù là" )

`@` Tác dụng của BPTT:

`=>` Thể hiện ước muốn cao đẹp của sự cồng hiến cho đất nước ở mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh kể cả tuổi tác. Mỗi một người cần phải có trách nhiệm đó đều cồng hiến hết mình cho Tổ quốc kính yêu.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK