Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Trong bài thơ "Viếng lăng Bác", nhà thơ Viễn Phương có viết: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt"...
Câu hỏi :

Trong bài thơ "Viếng lăng Bác", nhà thơ Viễn Phương có viết:

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt"

1. Chép ba câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. Cho biết mạch cảm xúc của bài thơ trên.

2. Theo em, có thể thay từ "thương trào" thành "tuôn trào" được không, vì sao?

3. Xác định từ loại của từ "đây", "này".

Lời giải 1 :

$\text{Câu 1:}$

`-`  Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

`@` Mạch cảm xúc: Đi theo trình tự vào lăng viếng Bác. Từ cảm xúc trước cảnh bên ngoài lăng đến khi nhìn dòng người vào lăng viếng Bác, tiếp theo là xúc cảm, suy ngẫm về Bác, cuối cùng là niềm mong ước thiết tha của tác giả.

--

$\text{Câu 2:}$

`@` Không thể thay từ "thương trào" bằng từ "tuôn trào".

$\rightarrow$  Bởi lẽ:

$\text{+}$  "tuôn trào" chỉ miêu tả được dòng cảm xúc mạnh mẽ.

$\text{+}$  "thương trào" vừa thể hiện tâm trạng thương xót, bịn rịn, quyến luyến vừa diễn tả cảm xúc dâng trào mãnh liệt được bộc lộ trực tiếp và mạnh mẽ của nhà thơ.

$\Rightarrow$  Vì vậy, từ "thương trào" mang lại hiệu quả diễn đạt cao hơn, đặc biệt là trong ngữ cảnh sâu sắc như "Viếng lăng Bác".

--

$\text{Câu 3:}$

`@` Từ loại của "đây" và "này": Chỉ từ 
---

$\textit{#L}$ 

Lời giải 2 :

`1.`

- Chép thơ: 

" Mai về miền Nam thương trào nước mắt

  Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

  Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

  Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. "

- Mạch cảm xúc của bài thơ: diễn ra theo trình tự vào lăng viếng Bác: từ lúc đứng bên ngoài lăng,  đi vào trong lăng cho đến khi trở về. Mở đầu là cảm xúc về khung cảnh ngoài lăng,  ấn tượng nhất là về hàng tre. Đi vào trong lăng là khi được đi vào cũng như chứng kiến dòng người ngày ngày vào lăng viếng Bác. Đến khi trở về là khát vọng,  ước muốn chân thành của nhà thơ để được ở bên Bác,  để bày tỏ lòng thành kính,  biết ơn đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam

`2.`

- Theo em,  không thể thay từ "thương trào" thành "tuôn trào" được

- Vì: việc thay đổi từ ngữ như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sắc thái biểu cảm của câu,  khiến cho câu thơ trở nên không đúng với ý hiểu ban đầu mà nhà thơ muốn độc giả tiếp nhận

+ "tuôn trào": nước mắt chảy ra nhiều, liên tục không ngừng

+ "thương trào" : đau đớn,  thương xót đến mức nước mắt chảy ra khôn xiết,  không thể ngừng

`3.`

- Từ loại của từ "đây", "này": chỉ từ

Các từ trên giúp xác định không gian nơi mà nhà thơ muốn hóa thân thành "đóa hoa" để tỏa hương, "cây tre trung hiếu". Không gian ấy chính là lăng Bác

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK