Đọc hai đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
Con bắt gặp mùa xuân/ Trong vòng tay của mẹ/ Ước chi vòng tay ấy/ Ôm hoài tuổi thơ con
(Vòng tay mùa xuân, Hoàng Như Mai) Ánh mắt bố thân thương/ Rọi sáng tâm hồn bé/ Và trong bầu sữa mẹ/ Xuân ngọt ngào dòng hương
(Mùa xuân của bé, Lâm Thị Quỳnh Anh)
Câu 1: Hai đoạn thơ có điểm gì chung về nội dung.
Câu 2: Từ "xuân"trong hai đoạn thơ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?Nêu ý nghĩa của từ"xuân" trong hai đoạn thơ?
Câu 3: Theo em từ hai đoạn thơ, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc điều gì?
Câu `1:` Hai đoạn thơ trên có điểm chung về nội dung, đó là:
`->` Đều bộc lộ chân thật những tâm tình, cảm xúc, niềm hạnh phúc lớn lao của người con khi được nuôi dưỡng, bồi đắp trong tình yêu thương dạt dào của đấng sinh thành (người cha, người mẹ)
`->` Tình cảm phụ tử/mẫu tử thiêng liêng ấy đều được gợi tả trên nền trời xuân ấm áp, rực rỡ.
Câu `2:`
`@` Từ ''xuân'' trong hai đoạn thơ được dùng theo:
`->` Nghĩa chuyển. Ý nghĩa của từ ''xuân'' trong hai đoạn thơ là:
`=>` Mùa xuân `(1)`: Ý chỉ niềm hạnh phúc, cái cảm nhận ấm áp của con khi đón nhận tình yêu thương của mẹ
`=>` Mùa xuân `(2)`: Ý chỉ sự ấm áp, tình yêu thương con cảm nhận được chân thật từ hương thơm, dòng sữa ngọt ngào của mẹ.
Câu `3:` Theo em, từ hai đoạn thơ, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc:
`+` Bức thông điệp về tình cảm gia đình, tình yêu của đấng sinh thành.
`+` Nhắn nhủ bổn phận làm con phải biết ơn, trân trọng tình cảm thiêng liêng máu mủ; có những hành động thiết thực để bảo tồn giá trị tình cảm tốt đẹp.
câu 1:
2 đoạn thơ trên đều nói về Tình cảm của cha mẹ và tuổi thơ khi cha mẹ của mình ở bên.
Câu 2:
Từ "xuân" trong đoạn thơ có nghĩa là: là nghĩa chuyển, nói về tình yêu thương đầy ấm áp mà người mẹ dành cho con của mình
Câu 3:
Tình cảm bố mẹ dành cho con cái luôn là vô bờ. Đồng thời tác giả muốn khẳng định tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, gắn bó máu thịt với mỗi con người. Mỗi người cần biết trân trọng và yêu quý những người thân của mình.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!
Copyright © 2024 Giai BT SGK