Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống trong từng câu: nhưng, còn, và, hay, nhờ.
a) Chỉ ba tháng sau,...siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
b) Ông tôi đã già...không một ngày nào ông quên ra vườn.
c) Tấm rất chăm chỉ...Cám thì lười biếng.
d) Mình cầm lái...cậu cầm lái?
e) Mây tan...mưa tạnh dần.
Bài 3: Đặt câu với mỗi QHT sau: của, để, do, bằng, với, hoặc
Bài 4: Hãy đặt 4 câu trong đó có sử dụng 4 cặp QHT dùng đêr biểu thị quan hệ:
- Nguyên nhân-kết quả
- Điều kiện (giả thiết)- kết quả.
- Nhượng bộ ( đối lập, tương lai).
- Tăng tiến.
$#khoanguyen045$
`2.`
`a)` Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
`b)` Ông tôi đã già nhưng không một ngày nào ông quên ra vườn.
`c)` Tấm rất chăm chỉ còn Cám thì lười biếng.
`d)` Mình cầm lái hay cậu cầm lái?
`e)` Mây tan và mưa tạnh dần.
`3.`
`@` Của:
`+` Đôi mắt của cô gái long lanh như chứa nước.
`@` Để:
`+` Tôi đã cố gắng học tập thật chăm chỉ để được bố mẹ công nhận.
`@` Do:
`+` Do trời mưa nên chúng tôi đã tạm hoãn bữa tiệc.
`@` Bằng:
`+` Bằng sự quan sát tinh tế và đôi bàn tay nhanh nhẹn của mình, những người nghệ nhân đã tạo ra những chiếc bình sứ rất đẹp!
`@` Với:
`+` Cậu ấy đã thành công chỉ với đôi bàn tay trắng của mình.
`@` Hoặc:
`+` Cậu có thể chọn chiếc túi này hoặc chiếc đầu kia!
`4.`
`-` Nguyên nhân `-` kết quả:
`+` Nhờ sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ trong khoảng thời gian kia mà tôi đã đạt được danh hiệu học sinh xuất sắc trong suốt cả năm học.
`-` Điều kiện ( Giả thiết) `-` kết quả:
`+` Giá như lúc ấy tôi nghe theo lời chị ấy thì sự việc sẽ không tệ như thế này.
`-` Nhượng bộ ( đối lập, tương lai):
`+` Mặc dù bệnh đã trở nặng nhưng cậu ấy vẫn luôn vui tươi và hồn nhiên như thể không có chuyện gì.
`-` Tăng tiến:
`+` Con người không chỉ đang sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách lãng phí mà còn đang dần làm Trái Đất nóng lên bằng việc chặt phá rừng và cây xanh.
Bài 2.
a) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
b) Ông tôi đã già nhưng không một ngày nào ông quên ra vườn.
c) Tấm rất chăm chỉ còn Cám thì lười biếng.
d) Mình cầm lái hay cậu cầm lái?
e) Mây tan và mưa tạnh dần.
Bài 3.
- Quan hệ từ: của
Đặt câu: Chiếc bút mới của Hiền trông rất đẹp.
- Quan hệ từ: để
Đặt câu: Bạn cần nỗ lực nhiều hơn nữa để vượt qua khó khăn hiện tại.
- Quan hệ từ: do
Đặt câu: Do Mai chưa làm bài tập về nhà nên bạn ấy không thể đi chơi.
- Quan hệ từ: bằng
Đặt câu: Gia đình em đi du lịch bằng máy bay.
- Quan hệ từ: với
Đặt câu: An và Bình là đôi bạn thân.
- Quan hệ từ: hoặc
Đặt câu: Phương hoặc Thảo sẽ là người làm nốt nhiệm vụ còn lại của nhóm.
Bài 4.
- Câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ: Nguyên nhân-kết quả: Vì Lan đến muộn nên bạn ấy bị phạt.
- Câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ: Điều kiện (giả thiết)- kết quả.: Giá mà Minh học hành chăm chỉ thì bạn ấy có thể được giấy khen.
- Câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ: Nhượng bộ ( đối lập, tương lai).: Tuy Ngọc bị ốm nhưng bạn ấy vẫn cố gắng đến trường để làm bài thi.
- Câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ: Tăng tiến.: Bài tập càng khó, Quỳnh càng cố gắng để làm.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!
Copyright © 2024 Giai BT SGK