Bài 1: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây:
a) Tôi đang học bài thì Nam đến.
b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.
c) Cả nhà rất yêu quý tôi.
d) Anh chị tôi đều học giỏi.
e) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
Bài 2: Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau, nói rõ ràng đại từ thay thế cho từ ngữ nào:
Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc:
- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? ( câu 1)
- Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ? - Bắc nói. ( câu 2)
- Tớ cũng thế. ( câu 3)
Bài 3: Đọc các câu sau:
Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin:
- Xin ông thả cháu ra.
Sói trả lời:
- Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay, vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ?
( Theo Lép Tôn-xtôi).
a) Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên.
b) Phân các đại từ xưng hô trên thành 2 loại:
- Đại từ xưng hô điển hình.
- Danh từ lâm thời làm đại từ xưng hô.
Bài 4: Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại:
a) Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.
b) Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.
c) - Nam ơi! Cậu được mấy điểm?
- Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm?
- Tớ cũng được 10 điểm.
`1.`
`a)` Tôi đang học bài thì Nam đến.
`->` ''Tôi'' đóng vai trò là chủ ngữ.
`b)` Người được nhà trường biểu dương là tôi.
`->` ''Tôi'' đóng vai trò là thành phần vị ngữ.
`c)` Cả nhà rất yêu quý tôi.
`->` ''Tôi'' đóng vai trò là thành phần bổ ngữ.
`d)` Anh chị tôi đều học giỏi.
`->` ''Tôi'' đóng vai trò là thành phần định ngữ.
`e)` Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
`->` ''Tôi'' đóng vai trò là thành phần trạng ngữ.
`2.` Các đại từ trong đoạn hội thoại trên là:
`->` Bạn, tớ, cậu.
`=>` Đại từ ''bạn'' thay thế cho từ ''Bắc''
Đại từ ''tớ'' thay thế cho bản thân Bắc
Đại từ ''cậu'' thay thế cho từ ''Nam''
`3.`
`a)` Đại từ xưng hô trong các câu trên là: ông, cháu, ta, mày, họ.
`b)` Đại từ xưng hô điển hình: mày, ta, mày, cháu, ông.
Danh từ lâm thời làm đại từ xưng hô: họ.
`=>` Xưng hô điển hình: Người nói dùng để tự chỉ mình, đối phương khi giao tiếp.
`=>` Xưng hô lâm thời: Đại từ chỉ quan hệ gia đình.
`4.`
`a)` Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.
`->` Thay từ ''con quạ'' bằng đại từ: Nó.
`b)` Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.
`->` Thay từ ''Tấm'' ở vế `2` bằng từ: Nàng, cô.
`c) -` Nam ơi! Cậu được mấy điểm
`-` Tớ được `10` điểm. Còn cậu được mấy điểm?
`-` Tớ cũng được `10` điểm
`->` Thay cụm ''được 10 điểm'' bằng: thế.
Bài 1
a) Chức năng ngữ pháp của đại từ tôi: Làm chủ ngữ
b) Chức năng ngữ pháp của đại từ tôi: Đóng vai trò làm vị ngữ
c) Chức năng ngữ pháp của đại từ tôi: Đóng vai trò làm thành phần bổ ngữ cho câu
d) Chức năng ngữ pháp của đại từ tôi: Làm thành phần định ngữ cho câu
e)Chức năng ngữ pháp của đại từ tôi: Làm thành phần trạng ngữ
Bài 2. Các đại từ trong đoạn hội thoại trên:
Bạn, tớ, cậu
⇒Từ ''bạn'' thay thế cho từ ngữ ''Bắc"
''Tớ'' thay thế cho chính bản thân của bạn ''Bắc''
''Cậu'' thay thế cho ''Nam''
Bài 3
a) Đại từ xưng hô trong các câu trên: ông, cháu, ta, mày, họ
b) Đại từ xưng hô điển hình: Là những đại từ để xưng hô với đối phương trong một cuộc hội thoại
⇒ông, cháu, ta, mày
Đại từ xưng hô lâm thời đại: Là những đại từ để xưng hô với những người trong gia đình, dòng họ
⇒họ
Bài 4
a) Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ.
⇒Thay thế cụm từ ''con quạ'' ở vế sau thành đại từ xưng hô ''nó''
b) Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.
⇒Thay thế từ ''Tấm'' ở vế sau thành đại từ xưng hô ''cô''
c) - Nam ơi! Cậu được mấy điểm?
- Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm?
- Tớ cũng được 10 điểm.
Thay thế cụm từ ''cũng được 10 điểm'' thành đại từ ''cũng như cậu''
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!
Copyright © 2024 Giai BT SGK