Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Câu 7: Từ nào có nghĩa "Giữ cho còn, không để mất"?  A. bảo quản   B. bảo toàn   C. bảo...
Câu hỏi :

Câu 7: Từ nào có nghĩa "Giữ cho còn, không để mất"?

 A. bảo quản   B. bảo toàn   C. bảo vệ   D. bảo tồn

Câu 8: Chọn cặp quan hệ từ phù hợp để tạo ra câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả: "...Mai chăm chỉ luyện tập...cô ấy giành giải nhất cuộc thi"

 A. nếu - thì   B. vì - nên   C. không những - mà còn   D. tuy - nhưng

Câu 9: Cặp từ nào dưới đây đồng nghĩa với nhau?

 A. trắng trẻo - bụ bẫm    B. bằng phẳng - mấp mô   C. siêng năng - thật thà   D. của cải - tài sản

Câu 10: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ "hài hước"?

 A. dễ thương   B. hóm hỉnh   C. kháu khỉnh   D. đáng yêu

Câu 11: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây ca ngợi phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam?

 A. Mưa thuận gió hoà    B. Ao sâu nước cả   C. Non xanh nước biếc   D. Chịu thương chịu khó

Lời giải 1 :

Câu 7: Từ nào có nghĩa "Giữ cho còn, không để mất"?

   `\text{ D.}` bảo tồn

 `\text{ +}` Bảo tồn là sự giữ gìn , bảo vệ một sự vật hiện tượng không bị mất đi , không bị biến đổi mà giữ gìn nguyên trạng vốn có . 

 `\text{ ⇒ Chọn D}`

Câu 8: Chọn cặp quan hệ từ phù hợp để tạo ra câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả: "...Mai chăm chỉ luyện tập...cô ấy giành giải nhất cuộc thi"

  `\text{ B.}` Vì -nên 

 `\text{ +}` Cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả : Vì -nên

 `\text{ →}` Ta có : Nếu Mai chăm chỉ luyện tập thì cô ấy giành giải nhất cuộc thi. 

 `\text{ ⇒ Chọn B}`

Câu 9: Cặp từ nào dưới đây đồng nghĩa với nhau?

 A. trắng trẻo - bụ bẫm 

 B. bằng phẳng - mấp mô ( `\text{ từ trái nghĩa }` ) 

 C. siêng năng - thật thà 

 `\text{ D. của cải - tài sản}` (  `\text{ từ đồng nghĩa }`) 

 `\text{ +}` Giải thích : Của cải = tài sản. Đây là những từ chỉ vật chất có giá trị do con người sở hữu. 

 `\text{ ⇒ Chọn D } `

Câu 10: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ "hài hước"?

  `\text{ B.}`Hóm hỉnh

 `\text{ +}` Hài hước = hóm hỉnh. Đây là những từ chỉ người vui vẻ , hài hước . 

 `\text{ ⇒ Chọn B}`

Câu 11: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây ca ngợi phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam?

   `\text{ D.}`Chịu thương chịu khó

 `\text{ +}`Chịu thương chịu khó là mộ câu thành ngữ chỉ sự kiên trì , kiên nhẫn của con người trong công việc.  Qua đó ca ngợi phẩm chất  cần cù lao động , kiên trì lao động , không ngại gian khó của người lao động Việt Nam  

 `\text{ ⇒ Chọn D}`

Lời giải 2 :

Câu 7:

Ta có

Bảo quản: giữ cho không bị hư hỏng, hao hụt

Bảo toàn: giữ cho nguyên vẹn, toàn vẹn,không mất mát, suy chuyển

Bảo vệ: giữ cho an toàn, chống lại mọi sự xâm nhập, xâm phạm

Bảo tồn:Giữ cho còn, không để mất, đi mất

`->D`

Câu 8:

+ Nếu...thì: biểu thị quan hệ điều kiện-giả thiết

+ Vì...nên: biểu thi quan hệ nguyên nhân - kết quả

+ Không những... mà còn: biểu thị quan hệ tăng tiến

+Tuy ...nhưng: biểu thị quan hệ tương phản

`->B`

Câu 9:

Xét các đáp án:

$A;C$ đều là các từ chỉ đặc điểm, tính chất không có quan hệ về nghĩa

$B:$ trái nghĩa

`->D`

Câu 10:

"Hài hước" đồng nghĩa với "hóm hỉnh"

`->B`

Câu 11:

Thành ngữ , tục ngữ  ca ngợi phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam là "chịu thương chịu khó".

Chịu thương chịu khó là chăm chỉ, cần mẫn, nhẫn nại, kiên trì làm đến cùng không quản vất vả,gian nan

`->D`

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK