Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (5,0 điểm) DẶN CON Con lớn lên, con ơi Yêu đời và yêu người...
Câu hỏi :

 PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (5,0 điểm)
DẶN CON
Con lớn lên, con ơi
Yêu đời và yêu người
Yêu tình yêu say đắm
Nghìn năm mặn muối đời;
Yêu tạo vật thiên nhiên
Yêu tổ tiên đất nước
Yêu mộng đẹp nối liền
Tuổi trẻ, già sau trước.
Lòng con rồi tha thiết
– Cha đoán chẳng sai đâu!
Cứ lòng cha cha biết
Yêu người đến khổ đau.
Nhưng con ơi, cha dặn
Trong trái tim vô hạn
Dành riêng chỗ, con nghe
Cho chói ngời tình bạn.
Lớn lên con sẽ rõ
Tình đó chẳng có nhiều
Lại càng nên chăm chút
Cho đời thêm phì nhiêu.
Cha làm thơ dặn con
Mà cũng là tặng bạn

Ôi tình nghĩa vẹn tròn
Chẳng bao giờ nứt rạn.
(Huy Cận,
Hạt lại gieo, NXB Văn học, 1984)
Câu 1: Trong bài thơ, tác giả chủ yếu sử dụng cách gieo vần nào?
A. Vần chân.
B. Vần lưng.
C. Vần liền.
D. Vần hỗn hợp.
Câu 2: Người cha không muốn khẳng định điều gì qua hình ảnh “trái tim vô hạn”?
A. Tình yêu trong trái tim của mỗi người là vô bờ bến.
B. Con hãy dành tình yêu cho muôn vật, muôn loài.
C. Trong tình yêu đó nên dành chỗ cho tình bạn.
D. Trong tình yêu không có chỗ cho tình bạn.
Câu 3: Qua bài thơ người cha muốn dặn con phải xem trọng tình cảm nào nhất?
A. Tình yêu thiên nhiên.
B. Tình cảm bạn bè .
C. Tình yêu đất nước.
D. Tình yêu con người.
Câu 4: Tưởng tượng mình là người con trong bài thơ, em học được những gì từ lời cha dặn?
A. Sống là phải học tập.
B. Sống là phải cho đi .
C. Sống phải có trách nhiệm.
D. Sống phải biết yêu thương.
Câu 5: Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Điệp ngữ.
D. Hoán dụ.
Câu 6: Trong các từ sau từ nào không phải là từ Hán-Việt ?
A. Tạo vật.
B. Thiên nhiên.
C. Tổ tiên.
D. Đất nước.
 

Lời giải 1 :

Câu 1: A. Vần chân

-> Giải thích:

- Trong khổ 1, có gieo vần ''ơi'' ở cuối câu.

- Trong khổ 2, có gieo vần ''ươc'', ''iên'' ở cuối câu.

- Trong khổ 3, có gieo vần ''iêt'', ''au'' ở cuối câu.

=> Tác giả chủ yếu sử dụng cách gieo vần chân.

Câu 2: D. Trong tình yêu không có chỗ cho tình bạn.

-> Giải thích: Vì trong khổ 4 có câu thơ:

''Trong trái tim vô hạn

Dành riêng chỗ, con nghe

Cho chói ngời tình bạn''

Câu thơ đó nói rằng trong trái tim của mỗi người vô cùng rộng lớn và có chỗ cho tình bạn.

=> Đáp án D không nói đúng điều mà người cha muốn khẳng định.

Câu 3: B. Tình cảm bạn bè

-> Giải thích: Vì bài thơ có 6 khổ thơ mà trong đó có tới 3 khổ thơ nói về tình bạn 

=> Bài thơ xem trọng tình cảm bạn bè

Câu 4: C. Sống phải biết yêu thương

-> Giải thích: Theo ý nghĩa của bài thơ

Câu 5: C. Điệp ngữ

-> Giải thích: Trong hai khổ thơ đầu, có từ yêu được lặp lại nhiều nhất nên ta có điệp ngữ ''Yêu''.

=> Trong hai khổ thơ đầu, tác giả dùng biện pháp tu từ Điệp ngữ.

Câu 6: D. Đất nước

-> Giải thích: Từ Hán - Việt là từ mượn tiếng Việt nhưng có nghĩa gốc của tiếng Hán, mà trong các từ sau chỉ có từ đất nước là từ Thuần Việt.

=> Từ không phải là từ Hán -Việt là Đất nước.

Chúc bạn học tốt.

Lời giải 2 :

Câu 1:

Tác giả chủ yếu sử dụng vần chân (gieo vần cuối câu thơ)

(ơi-đời;nhiên-liền;đâu-đau;hạn-bạn...)
`->A`

Câu 2:

Trái tim là khởi nguồn của cảm xúc, của sự yêu thương. Một trái tim vô hạn là một trái tim chứa đựng tình yêu vô bờ bến

`->A`

Câu 3:

Ngay câu thơ thứ hai cha đã dặn con "Yêu đời và yêu người"

`->`Người cha muốn dặn con phải xem trọng Tình yêu con người.

`->D`

Câu 4:

En học được cách sống phải biết yêu thương qua những lời cha dặn

`->D`

Câu 5:

Biện pháp tu từ điệp ngữ: yêu

`->C`

Câu 6:

Đất nước không phải từ Hán Việt

`->D`

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK