Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Nỗi sợ thất bại, sợ bị từ chối, phản đối hay sợ xấu hổ chắc chắn sẽ làm hầu hết...
Câu hỏi :

Nỗi sợ thất bại, sợ bị từ chối, phản đối hay sợ xấu hổ chắc chắn sẽ làm hầu hết mọi người tê liệt và mất hết nhuệ khí ngay ở bước khởi đầu nan. Trong một khóa đào tạo, tôi gặp một người không bao giờ dám đặt ra bất cứ mục tiêu nào, chỉ vì cô sợ đến ghê người khi nghĩ đến cảnh mình thất bại và không đạt được điều mà cô hướng đến trong tâm tưởng. Sâu thẳm trong lòng cô tự nhủ, nếu mình không mong đợi gì hết thì mình đâu có thất bại.
Bốn mươi năm về trước, mẹ tôi cũng làm một điều tương tự như vậy khi bà tham dự kì thi tốt nghiệp cấp trung học cơ sở. Bà đinh ninh rằng mình sẽ thi rớt môn Toán (môn mà bà rất ghét), thế là bà quyết định chẳng thà không dự thi còn hơn mang điểm xấu về nhà!
Nghe có vẻ rất ngớ ngẩn, nhưng trong thực tế, có nhiều người làm như vậy đấy. Họ một mực tin rằng, tốt hơn hết là đừng đề ra một ngưỡng phấn đấu nào cả, để họ khỏi phải thất vọng về bản thân.
Điều này có nghĩa là những người liên tục đề ra mục tiêu cho mình không sợ thất bại chăng? Tôi không nghĩ như vậy. Tôi cho rằng hết thảy mọi người trên đời ai cũng không thích và sợ bị thất bại, trong đó có cả tôi nữa. Vậy thì điều gì mang lại cho họ sự can đảm dám đưa ra những mục tiêu xa vời và phấn đấu vươn tới cho bằng được? Vấn đề là ở chỗ những người ấy có cách định nghĩa riêng về thất bại. (…)
Người duy nhất có thể khẳng định bạn thất bại và làm cho bạn cảm thấy tồi tệ là…chính bạn. (…)

image

Nỗi sợ thất bại, sợ bị từ chối, phản đối hay sợ xấu hổ chắc chắn sẽ làm hầu hết mọi người tê liệt và mất hết nhuệ khí ngay ở bước khởi đầu nan. Trong một khóa

Lời giải 1 :

Câu $1.$ 

$-$ PTBĐ : Nghị luận.

Câu $2.$ 

$-$ Theo đoạn trích, để không phải thất vọng về bản thân, con người sẽ : một mực tin rằng, tốt hơn hết là đừng đề ra một ngưỡng phấn đấu nào cả.

Câu $3.$ 

$-$ Biện pháp tu từ : Liệt kê : "sợ thất bại, sợ bị từ chối, phản đối hay sợ xấu hổ"

$→$ Hiệu quả : Tăng tính hiệu quả cho sự diễn đạt, giàu giá trị biểu đạt cho lời văn, gây ấn tượng với người đọc. Qua đó diễn tả một cách đầy đủ những nỗi sợ hãi của con người khi đứng trước thử thách, khó khăn ngay ở bước đầu.

Câu $4.$ 

$-$ Dẫn chứng :

$(1)$ "Người mẹ học kém môn Toán, bà quyết định không dự thi còn hơn mang điểm xấu về nhà".

$(2)$ "Một người tác giả gặp trong khóa đào tạo, cô ấy không dám đặt bất cứ mục tiêu bài vì sợ thất bại".

$-$ Mục đích :

$+$ Lựa chọn 2 dẫn chứng tiêu biểu cho lập luận mọi người đều sợ thất bại nên họ lựa chọn cách bỏ cuộc tác giả đã giúp cho lập luận của mình được chặt chẽ, rõ ràng hơn.

$+$ Đồng thời cho thấy khi con người ta sợ thất bại họ không dám bước lên phía trước, không dám đặt ra mục tiêu để vượt lên chính mình.

Câu $5.$ 

$-$ Nội dung chính : Nỗi sợ của sự thất bại và những thứ ngăn cản con người vươn tới thành công.

Câu $6.$ 

$-$ Em đồng ý với ý kiến trên.

$-$ Vì :

$+$ Thất bại và tồi tệ là 2 trạng thái, cảm xúc, nỗi niềm của con người và chỉ có chính bản thân họ mới có thể thấy và cảm nhận.

$+$ Khi bạn thất bại người chịu trách nhiệm đầu tiên là bạn, khi cảm thấy tồi tệ bạn chính là người khiến nó tồi tệ, tất cả không hề được hoàn cảnh hay người khác tác động vào.

$→$ Chính vì thế, mà hãy có những suy nghĩ tích cực, nghĩ thoáng để cho bản thân dám thử, không có gì thay đổi được bạn cả.

Lời giải 2 :

`1.`

- PTBĐ: nghị luận kết hợp tự sự

`2.`

- Theo đoạn trích, để không phải thất vọng về bản thân, con người sẽ: một mực tin rằng, tốt hơn hết là đừng đề ra một ngưỡng phấn đấu nào cả

`3.`

- Biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn thứ nhất: Nỗi sợ thất bại, sợ bị từ chối, phản đối hay sợ xấu hổ; tê liệt và mất hết nhuệ khí

`->` Tác dụng: 

+ tạo nhịp điệu cho câu văn

+ gây ấn tượng mạnh với người đọc

+ nhấn mạnh những nỗi sợ sẽ khiến bất kì ai trong số chúng ta bị nhụt chí, dễ bỏ cuộc ngay từ khi mới bắt tay vào một công việc nào đó; làm nổi bật hậu quả do những nỗi sợ: "sợ thất bại, sợ bị từ chối, phản đối hay sợ xấu hổ" gây ra

`4.`

- 2 dẫn chứng được tác giả sử dụng trong văn bản: 

+ dẫn chứng 1: rong một khóa đào tạo, tôi gặp một người không bao giờ dám đặt ra bất cứ mục tiêu nào, chỉ vì cô sợ đến ghê người khi nghĩ đến cảnh mình thất bại và không đạt được điều mà cô hướng đến trong tâm tưởng. Sâu thẳm trong lòng cô tự nhủ, nếu mình không mong đợi gì hết thì mình đâu có thất bại.

+ dẫn chứng 2: Bốn mươi năm về trước, mẹ tôi cũng làm một điều tương tự như vậy khi bà tham dự kì thi tốt nghiệp cấp trung học cơ sở. Bà đinh ninh rằng mình sẽ thi rớt môn Toán (môn mà bà rất ghét), thế là bà quyết định chẳng thà không dự thi còn hơn mang điểm xấu về nhà!

- Mục đích của việc sử dụng dẫn chứng đó đối với văn bản: giúp lập luận trở nên chặt chẽ; làm tăng tính tin cậy, thuyết phục người đọc cho luận điểm: "Nỗi sợ thất bại, sợ bị từ chối, phản đối hay sợ xấu hổ chắc chắn sẽ làm hầu hết mọi người tê liệt và mất hết nhuệ khí ngay ở bước khởi đầu nan. " 

`5.`

- Nội dung chính: Nỗi sợ thất bại là điều mà hầu hết chúng ta đều không thích và sợ. Tuy nhiên, chỉ có một người duy nhất khẳng định được mỗi chúng ta đã thất bại, làm cho ta cảm thấy tồi tệ, đó chính là bản thân mỗi người.

`6.`

- Em đồng tình với ý kiến của tác giả.

- Vì: Thành công hay thất bại phần lớn được quyết định bởi bản thân mỗi người. Những yếu tố khác: hoàn cảnh, môi trường làm việc, sự tác động của người khác,... chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ. Nếu là người có suy nghĩ tích cực, dám đối mặt với thất bại, coi nó mỗi thất bại là một bài học quý báu thì chắc chắn, thành công sẽ tới vào một ngày không xa. Ngược lại, nếu là người có suy nghĩ tiêu cực, trốn tránh thất bại, thà không thực hiện điều mình muốn còn hơn là chịu thất bại thì bản thân sẽ mãi dậm chân tại chỗ, không thể tiến bộ, khó có thể thành công.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK