Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 phân tích khổ 2,3 bếp lửa *không chép mạng câu hỏi 7059293
Câu hỏi :

phân tích khổ 2,3 bếp lửa

*không chép mạng

Lời giải 1 :

`\text{#A}`

`***` Khổ `2`

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

`=>` Phân tích : 

Hình ảnh bếp lửa đánh thức dòng hồi tưởng của cháu về người bà , về bếp lửa quê hương . Gợi lại kỉ niệm về những năm tháng tuổi thơ sống bên bà và tình bà cháu :

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay".

Đó là thời ấu thơ đầy gian khổ , thiếu thốn : Có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 :

"Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi 

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy".

Thành ngữ " đói mòn đói mỏi " gợi cái đói kéo dài , làm mỏi mệt , kiệt sức , tạo âm điệu buồn thương da diết khi nhớ về kí ức một thời . Hình ảnh bố đi xe đánh khô rạc với con ngựa cũng gầy khô gợi cho nhà thơ nỗi xót xa , ám ảnh không thể phai mờ trong kí ức . Đó là quá khứ đau thương , đầy thảm cảnh của dân tộc gắn liền với số phận của người dân mất nước , trong đó có nhà thơ . Kỉ niệm về tuổi thơ gắn liền với mùi khói bếp , đó là khói từ bếp lửa của con nhà nghèo đã quen với cái đói . Chi tiết làm thơ chân thực nhưng có sức gợi lớn : làn khói cay xè mắt gợi bao niềm xót xa , thương mến trong lòng cháu về những năm tháng ấy nghèo khổ , thiếu thốn . Kỉ niệm về những năm tháng ấy in sâu trong lòng cháu đến nỗi mấy chục năm nghĩ lại mà "sống mũi còn cay" . Cảm giác cay nơi sống mũi đâu phải vì mùi khói bếp mà vì nghẹn ngào , xót xa khi nhớ lại quãng đời tuổi thơ khổ cực , buồn lặng và nhớ thương bà đến cồn cào . 

`***` Khổ `3`

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

`=>` Phân tích : 

Khổ thơ gợi lại những năm tháng tuổi thơ đầy gian khổ nhưng ấm áp tình bà : "Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa" . Đó là tám năm bố kháng chiến chống Pháp, bố mẹ cháu công tác xa, cháu sống trong sự cưu mang , đùm bọc của bà , sớm phải lo toan , tự lập . "Tám năm" là khaongr thời gian trong kí ức tuổi thơ của cháu . Từ "ròng" gợi khoảng thời gian kéo dài ròng rã , nặng nề . Nhưng cũng chính những năm tháng ấy lại ấm áp tình bà . Cháu được sống trong cưu mang của bà : 

"Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học"

Sử dụng kết hợp liệt kê : bà bảo , bà dạy , bà chăm với điệp ngữ "bà"- 4 lần, "cháu"- 4 lần , nhà thơ làm nổi bật tình bà cháu quấn quýt, yêu thương . Bà còn hay kể chuyện để nuôi dưỡng tâm hồn cháu : "Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế" . Hình ảnh của bà hiện lên thật đẹp ! Bà đã tahy con nuôi cháu, dạy dỗ cháu nên người . Bà là sự kết hợp cao quý giữa tình cha , nghĩa mẹ , công thầy . Kỉ niệm ấy còn gắn liền với tiếng chim tu hú : 

"Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế" .

Nó là âm thanh quen thuộc của cánh đồng mỗi độ hè về. Âm thanh ấy khi thảng thốt , khắc khoải , khi lại rộn về tha thiết : "Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!" . Và nó gợi lên không gian mênh mông , buồn vắng , nỗi cô đơn , buồn vắng của hai bà cháu . Cháu thương bà , chia sẻ những khó khăn với bà . Tình cảm ấy thể hiện qua suy nghĩ : "Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc" với mơ ước hồn nhiên : 

"Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?" .

 

Lời giải 2 :

      *Khổ 2: Kỉ niệm năm lên 4 tuổi

- Thành ngữ "đói mòn đói mỏi"

Nạn đói năm 1945.

Nhấn mạnh cái đói kéo dài triền miên, từ đó gợi lên cả một tuổi thơ với nhiều nhọc nhằn gian khó.

- Đảo ngữ "khô rạc ngựa gầy"

Nhấn mạnh hơn nữa về cái đói, cái nghèo không chỉ con người phải chịu đựng mà đễn cả con vật cũng bị ảnh hưởng theo.

- Ấn tượng nhất đối với cháu mà "nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay" đó là mùi khói bếp.

+ Bằng bút pháp tả thực "khói hun nhèm mắt cháu"

Hiện lên một bếp lửa củi mùn rơm rạ ướt, khói nhiều vì củi ướt.

+ Đó còn là hình ảnh tượng trưng cho nỗi xúc động, khói nhiều làm cay mắt cháu hay chính tấm lòng của bà khiến chấu không cầm được nước mắt.

___________________________________________________________

      *Khổ 3: Kỉ niệm tám năm ròng kháng chiến cháu sống cùng bà:

  Đó là một tuổi thơ với nhiều nhọc nhằn, gian khổ, thiếu thốn

- Tám năm ròng là khoảng thời gian không dài với một đời người nhưng đó lại là cả một tuổi thơ của cháu.

- Trong khoảng thời gian đó, mọi kỷ niệm của hai bà cháu luôn gắn liền với âm thanh của tiếng chim tu hú.

- 11 dòng thơ mà tiếng chim tu hú được điệp lại 5 lần, tiếng chim khi thì khắc khoải trên những cánh đồng xa, khi thì mơ hồ văng vẳng ở một nơi nào đó, tiếng chim như giục giã khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong.

- Bên bếp lửa hồng, bên cạnh âm thanh của tiếng chim tu hú, hai bà cháu cứ quấn quýt sẻ chia mọi niềm vui, nỗi buồn trong suốt tám năm.

Tiếng chim tu hú luôn đồng hiện với hình ảnh người bà nhân hậu, lo toan, hết lòng yêu thương, chăm sóc cho đứa cháu nhỏ.

--------Tách ý--------

  ⇔ Đó là một tuổi thơ cháu được sống trong tình yêu thương và sự cưu mang trọn vẹn của bà

- Tám năm tuổi thơ của cháu cũng chính là những năm đất nước có chiến tranh, bố mẹ bận công tác xa nhà, cháu sống cùng bà và được lớn lên trong tình yêu thương và chăm sóc của bà

- Phép liệt kê thông qua các từ "bà bảo","bà dạy","bà chăm"

Diễn tả một cách thấm thía tấm lòng đôn hậu, tình yêu thương bao lasự chăm sóc của bà đối với cháu

- Điệp ngữ "bà"-"cháu"

Gợi tả tình bà cháu quấn quýt yêu thương, bà hiện lên tần tảo, chịu thương chịu khó, là chỗ dựa vững chắc cho cháu, bà thay thế, lấp đầy những gì mà cháu thiếu thốn, bà là sự kết hợp của tình cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.

__________All by anniehani (no copy, no report)__________

Xin CLTHN aa!

           #annie

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK