Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 HAI CON GÀ TRỐNG Có hai con gà cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên,...
Câu hỏi :

HAI CON GÀ TRỐNG

“ Có hai con gà cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống, chúng lại hay cãi vã nhau. Con nào cũng tự cho mình là đẹp đẽ, oai phong hơn, có quyền làm Vua của Nông Trại.

Một hôm, sau khi cãi nhau, chúng đánh nhau kịch liệt, định rằng hễ con nào thắng sẽ được làm Vua của Nông Trại. Sau cùng, dĩ nhiên một con thắng và một con bại.

Con gà thắng trận vội nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng gáy vang, ca tụng sự chiến thắng của mình. Chẳng ngờ tiếng gáy của con gà làm một con chim ưng khi bay ngang qua đấy chú ý đến. Thế là, con chim ưng xà xuống bắt con gà thắng trận mang đi mất. Trong khi đó con gà bại trận vẫn còn nằm thoi thóp thở.”

Câu `1`: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên trên.

Câu `2`: Xác định biện pháp tu từ có trong văn bản?

Câu `3`: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện bằng đoạn văn khoảng 7- 9 câu

Lời giải 1 :

Câu `1:` Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.

Ta thấy được câu chuyện về 2 chú gà trống thông qua văn bản.

Câu `2:` Biện pháp tu từ: Nhân hóa. Với tác dụng:

`-` Làm cho lời văn trở nên gợi hình, gợi cảm.

`-` Khiến hình ảnh những con vật trở nên quen thuộc, gần gũi hơn với con người.

`-` Góp phần thể hiện cảm xúc của nhân vật.

Câu `3:`

          Văn bản "Hai con gà trống" đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và chiêm nghiệm. Hai chú gà trống trong câu chuyện tuy cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng nhưng luôn cãi vã và đấu đá nhau, ấy là điều không phải. Những con vật nhỏ bé còn ẩn dụ cho ý nghĩa sâu xa hơn về tình yêu thương giữa người và người trong cuộc sống nói chung, và anh em trong gia đình nói riêng. Anh em trong gia đình phải biết tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi việc. Thay vì ghen tị, ghét bỏ nhau thì họ nên yêu thương và đoàn kết với nhau để cùng nhau vượt lên trong cuộc sống. Trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình là đùm bọc và che chở cho nhau. Việc đố kị và bất hòa sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp như trong văn bản. Câu chuyện "Hai con gà trống" càng làm rõ hơn cho câu nói: "Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau." mà các cụ truyền lại cho các thế hệ sau này.

Lời giải 2 :

Câu `1` `:` Phương thính biểu đạt chính `:` Tự sự

Lí do `:` Đây là truyện ngắn đầy đủ các yếu tố về nhân vật, bối cảnh, nội dung, cốt truyện, chủ đề, đề tài của câu chuyện

Câu `2` `:` Biện pháp tu từ `:` Nhân hoá 

`-` Dấu hiệu trong câu chuyện `:`

`+)` Một hôm, sau khi cãi nhau, chúng đánh nhau kịch liệt, định rằng hễ con nào thắng sẽ được làm Vua của Nông

`+)` Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống, chúng lại hay cãi vã nhau. Con nào cũng tự cho mình là đẹp đẽ, oai phong hơn, có quyền làm Vua của Nông Trại.

`-` Tác dụng của biện pháp tu từ `:` 

`=>` Gợi hình ảnh lên hai con gà trống đẹp đẽ nhưng kiêu ngạo, coi mình là trung tâm của vạn vât không muốn thua kém một ai trong xã hội. Qua đó gợi lên một chút sự coi thường của người kể chuyện dành cho chúng. Ngoài ra, biện pháp còn giúp lời văn thêm sinh động`,` hấp dẫn`,` thu hút người đọc`.`

Câu `3` `:`

 Sau khi đọc xong câu chuyện " Hai con gà trống "`,` em đã nhận được một bài học quý giá về sự kiêu ngạo. Ta có thể thấy, trước hết, sự kiêu ngạo của hai chú gà đã phá huỷ hạnh phúc gia đình, chỉ vì coi mình là nhất, cho dù chúng có cùng mẹ sinh ra, chúng vẫn cãi vả thậm chí lao vào đánh nhau. Nhìn những đứa con dứt ruột để ra này, liệu gà mẹ có vui được hay không`?` Thứ hai, sự kiêu ngạo chẳng đem lại lợi ích gì`!` Sau khi kết thúc cuộc đánh nhau, một con thì thoi thóp thở, một con thì bị diều hâu bắt đi, thật đáng đời cho mấy kẻ kiêu ngạo. Qua câu chuyện`,` em thấy rằng hình ảnh hai chú gà chính là một tấm gương tốt, không phải là để noi theo, mà là để không đi vào vết xe đổ của chúng nữa, không kiêu căng, khiêm tốn sẽ tốt hơn. Quả nhiên câu nói " Khiêm tốn bao nhiêu là chưa đủ`,` Kiêu ngạo một chút cũng là thừa" quả không sai.

`~N.D.T~

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK