Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 ĐỌC HIỂU . Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:                                  MẸ Lặng rồi cả tiếng con ve...
Câu hỏi :

ĐỌC HIỂU . Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

                                 MẸ

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. 
 
Câu 1 

Tìm những âm thanh được tác giả nhắc tới trong bài thơ ?

Câu 2 

từ "bàn tay" trong câu "bàn tay mẹ quạt đưa gió về "được biểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Vì sao

Lời giải 1 :

Câu 1:

→ Những âm thanh được tác giả nhắc tới trong bài thơ:

+ Tiếng con ve.

+ Tiếng võng.

+ Lời mẹ ru.

Câu 2:

→ Từ "bàn tay" trong câu "bàn tay mẹ quạt đưa gió về" được hiểu theo nghĩa gốc.

Bởi nghĩa gốc là khái niệm đầu tiên mà từ biểu thị.

Câu 3:

→ Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh qua hình ảnh “Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con ”. Với việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh giúp câu thơ tăng sức gợi hình, gợi cảm. Đồng thời, tác giả muốn nhấn mạnh hình ảnh người mẹ tảo tần, đã thức vì cả cuộc đời con. Qua đó, tác giả gửi gắm tình cảm yêu thương, biết ơn, yêu quý, kính trọng của mình đối với sự hi sinh thầm lặng của người mẹ.

Câu 4:

→ Bài thơ trên nói về tình cảm, sự hi sinh thầm lặng của người mẹ đối với con cái. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm một thông điệp vô cùng sâu sắc: Hãy biết ơn, yêu thương, kính trọng, hiếu thảo, lễ phép với mẹ. Hãy trân trọng những giây phút còn được bên mẹ.

Lời giải 2 :

Câu `1`

Những âm thanh được tác giả nhắc tới trong bài thơ là : tiếng ve, tiếng ạ ời, tiếng võng, tiếng mẹ ru

Câu `2`

Từ "bàn tay" trong câu "bàn tay mẹ quạt đưa gió về "được biểu theo nghĩa gốc .

Câu `3`

Hai câu thơ “Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con ” :

Tác giả sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh : " mẹ thức" với " ngôi sao thức".

`->` Bằng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh đã giúp câu thơ trở nên sinh động, gợi hình gợi cảm, thể hiện được sự hi sinh cao cả của người mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình.

Ngoài ra tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá : " những ngôi sao thức ngoài kia"

`->` Với biện pháp nhân hoá đã khiến " ngôi sao" trở nên gần gũi, thân thiết với con người. Qua đó đã nhấn mạnh công lao to lớn của mẹ. Mẹ như những ngôi sao trên bầu trời kia luôn bên con, yêu thương và soi sáng cuộc đời con.

`=>` Qua đó ta thấu hiểu được sự hi sinh thầm lặng mà cao cả của người mẹ và ta cũng thấy được sự tinh tế, nhạy cảm trong ngòi bút nhà thơ.

Câu `4`

Qua đoạn thơ trên tác giả muốn nhắn gửi thông điệp : Cả cuộc đời mẹ đã phải chịu đựng nhiều vất vả khó nhọc hi sinh vì con, mẹ đã dành tình yêu, niềm hi vọng mong được lớn khôn. Chính vì vậy chúng ta phải thấu hiểu được sự hi sinh của mẹ, biết ơn, trân trọng và yêu thương mẹ của mình.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK