Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Phân tích đoạn thơ sau: Năm giặc đốt làng chơi tìm thấy tại Hàng xóm bốn bền mà về làm...
Câu hỏi :

giúp tớ với đi màaaa huhuh năn nỉ aaaa

image

Phân tích đoạn thơ sau: Năm giặc đốt làng chơi tìm thấy tại Hàng xóm bốn bền mà về làm lại Đỡ đần bà dựng lại hẹp lên tranh Vẫn vững lòng, bà dâm cháu đình

Lời giải 1 :

Trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, khổ thơ thứ bốn đã thể hiện được kỉ niệm về năm giặc đốt làng. Trong những năm tháng chiến tranh khó khăn và ác liệt ấy, bà vẫn bình tĩnh, vững lòng để trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cháu, làm tròn nhiệm vụ của hậu phương để người ở xa yên tâm công tác chiến đấu. "Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh" là lời dặn trực tiếp của bà khi cháu viết thư cho bố. Lời dặn này không chỉ giúp ta hình dung rõ ràng giọng nói, suy nghĩ của bà mà còn giúp chúng ta cảm nhận được phẩm chất của người mẹ Việt Nam anh hùng. Giữa tro tàn, mất mát, đau thương của chiến tranh, bà vẫn nhóm lửa. Đó là bếp lửa ân cần, ấm cúng, nhẫn nại của bà tương phản với ngọn lửa hung tàn của quân giặc. Tác giả đã kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm làm cho hình ảnh của người bà hiện lên thật gần gũi, sống động nhưng vẫn mộc mạc, bình dị. Khổ thơ năm đã thể hiện được hình ảnh bếp lửa gắn liền với bà. Hình ảnh "bếp lửa" được thay thế bằng hình ảnh "ngọn lửa" cụ thể hơn và mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm và sự sống. Bếp lửa mà bà nhen sớm sớm, chiều chiều không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt - ngọn lửa của tình yêu thương luôn ủ sẵn trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng. Điệp ngữ "một ngọn lửa" nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp mà bà dành cho cháu. Phải chăng chính ngọn lửa lòng bà đã nhen lên trong tâm hồn đứa cháu ý chí, nghị lực và một tình yêu cuộc sống, niềm tin tươi sáng về ngày mai. Đó là biểu hiện của sức sống muôn đời bất diệt, mang niềm yêu thương, ý chí, nghị lực, niềm vui của bà truyền cho cháu. Hình ảnh người bà trong tâm hồn nhà thơ không chỉ là người thắp lửa, giữ lửa mà bà còn là người truyền lửa. Đó là ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa của sự sống truyền đến cho các thế hệ mai sau. Tiếp theo, khổ thơ thứ sáu đã thể hiện được những vất vả cực nhọc của bà và cảm nhận của cháu. Cuộc đời bà là cuộc đời đầy gian truân, vất vả, nhiều lận đận, trải qua nhiều mưa nắng, tưởng như không bao giờ dứt "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa". Hình ảnh của bà cũng là hình ảnh của biết bao người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh, dù gian truân vất vả nhưng vẫn luôn có tình yêu thương gia đình. Điệp từ "nhóm" được nhắc đi nhắc lại bốn lần và mang những ý nghĩa khác nhau. Từ "nhóm" thứ nhất (nhóm bếp lửa) là động từ thể hiện một hành động làm bén và cháy lên thành ngọn lửa. Đó là một bếp lửa hoàn toàn có thật và quan sát được bằng mắt thường. Từ "nhóm" trong những câu thơ sau lại mang ý nghĩa ẩn dụ có nghĩa là bà đã nhóm lên, khơi dậy niềm yêu thương, để lại ký ức đẹp có giá trị trong cuộc đời mỗi con người (nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi). Bà đã truyền hơi ấm tình thương, khơi dậy trong lòng cháu tình yêu thương ruột thịt, tình cảm chia sẻ đoàn kết với hàng xóm láng giềng, quê hương, đất nước (nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui". Và cũng chính từ hình ảnh bếp lửa, bà đã khơi dậy những kí ức, kỷ niệm tuổi ấu thơ trong cháu để cháu luôn nhớ về nó như nhớ về cội nguồn (nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ). Hình ảnh bếp lửa đơn sơ, giản dị đã mang ý nghĩa khái quát trở thành ngọn lửa trong tim - một ngọn lửa chứa sức sống và niềm tin của con người. Từ đó, nhà thơ có sự khái quát "Ôi! Kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa". Câu thơ cảm thán với cấu trúc đảo thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai, cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa. Những khổ thơ trong bài thơ Bếp lửa khiến cho em liên tưởng đến khổ cuối bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của tác giả Phạm Tiến Duật cũng khẳng định được niềm tin bất diệt của những người lính Trường Sơn trên hành trình giải phóng miền Nam phía trước "Không có kính, rồi xe không có đèn/ Không có mui xe, thùng xe có xước/ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước /  Chỉ cần trong xe có một trái tim". Điểm tương đồng đó chính là đều diễn tả được niềm tin dai dẳng của con người trong cuộc sống, trong hành trình gian lao vất vả. Tuy nhiên, niềm tin trong bài thơ Bếp lửa là niềm tin của người bà vào cuộc sống, vào hạnh phúc của con cháu; còn niềm tin trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính là niềm tin của những người lính vào ngày đất nước được giải phóng hoàn toàn. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK