Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Phân tích khổ 3 Bếp lửa, có 1 lời dẫn gián tiếp, chú thích rõ Huhuuu cứu eeeeeee câu hỏi...
Câu hỏi :

Phân tích khổ 3 Bếp lửa, có 1 lời dẫn gián tiếp, chú thích rõ

Huhuuu cứu eeeeeee

Lời giải 1 :

 

Khổ thơ thứ ba của bài''Bếp lửa''của nhà thơ Bằng Việt chính là tuổi thơ của người cháu gắn với những gian khổ chung của người bà.Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên ngành Luật ở nước ngoài,đây cũng là thời kì miền bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa miền Nam tiếp tục kháng chiến.Mở đầu khổ thơ thứ ba là những kỉ niệm hồi lên tám tuổi của cậu bé, là những năm tháng cậu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà''Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa''. Câu thơ gợi khoảng thời gian tám năm cháu nhận được sự yêu thương, che chở, bao bọc của bà. Tám năm ấy, cháu sống cùng bà vất vả, khó khăn nhưng đầy tình yêu thương. Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc đầy chi chút của bà. Đó còn là những năm tháng hồn nhiên, trong sáng và vô tư qua hình ảnh tâm tình với chim tu hú:''Tu hú kêu...tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!''tiếng tu hú - âm thanh quen thuộc của đồng quê mỗi độ hè về, để báo hiệu mùa lúa chín vàng đồng, vải chín đỏ cành.Tiếng chim tu hú phải chăng còn là lời đồng vọng của đất trời với cảnh sống côi cút, khó nhọc của hai bà cháu. Tiếng chim tu hú như giục giã, như khắc khoải điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong. Tiếng tu hú gợi nhớ, gợi thương về tám năm ở chiến trường ''mẹ cùng cha công tác bận không về'' bà vừa là cha, vừa là mẹ. Về những năm tháng tuổi thơ, về một thời cháu cùng bà nhóm lửa, được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang trọn vẹn của bà:'' Cháu ở cùng bà, bà kể cháu nghe/Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học ''Các động từ: ''bà bảo'', ''bà dạy'', ''bà chăm'' đã diễn tả sâu sắc tấm lòng bao la, sự chăm chút, nâng niu của bà đối với đứa cháu nhỏ. Các từ ''bà'' - ''cháu'' được điệp lại bốn lần, đan xen vào nhau như gợi tả tình bà cháu quấn quýt yêu thương. Tình yêu, sự kính trọng bà của người cháu được thể hiện thật chân thành, sâu sắc qua một câu thơ chỉ ra rằng:nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc.Cậu bé lớn lên từ bếp lửa của bà đến khi cậu biết nhóm bếp lửa cũng là lúc cậu trưởng thành, thấu hiểu những khó nhọc của cuộc đời bà. Hình ảnh con chim tu hú xuất hiện tiếp tục ở cuối khổ thơ với câu hỏi tu từ là 1 sáng tạo độc đáo của Bằng Việt nhằm diễn tả nỗi lòng da diết của mình khi nhớ về tuổi thơ, về bà:''Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà/Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?"Câu thơ gợi hình ảnh chú chim đang lạc lõng, bơ vơ, côi cút khao khát được ấp ủ, che chở. Hình ảnh nhân hóa với giọng điệu tâm tình, tác giả nói chuyện với chim tu hú như để vơi bớt nỗi lòng. Anh hỏi chim tu hú thực ra là hỏi lòng mình, anh lo bà sẽ buồn, cô đơn khi anh đi học xa. Hỏi chim tu hú thực cũng có nghĩa là anh nhớ hơi ấm tình bà. Tu hú ở với bà anh nhé, bà anh có 1 tấm lòng nhân hậu lắm! Đứa cháu được sống trong tình yêu thương, đùm bọc của bà đã chạnh lòng thương con tu hú. Và thương con tu hú bao nhiêu, tác giả lại biết ơn những ngày tháng được bà yêu thương, chăm chút bấy nhiêu. Khổ thơ là những hồi tưởng về quá khứ, đồng thời người cháu luôn thể hiện nỗi nhớ thương vô hạn và lòng biết ơn bà sâu nặng. Bằng lời thơ nhẹ nhàng, tâm tình, hình ảnh giàu giá trị biểu tượng cùng lối viết kết hợp giữa tự sự, trữ tình và biểu cảm, tác giả đã sáng tạo nên một bài thơ đầy xúc cảm.Qua phân tích trên,ta có thể thấy khổ thơ thứ ba chính là những hình ảnh người bà tần tảo bao giờ cũng muốn cháu được đầy đủ và có được sự ấm áp yêu thương và tình cảm của một gia đình người bà luôn muốn những điều tốt đẹp nhất đến cho người cháu tình cảm thắm thiết sâu nặng đó sẽ không dễ gì quên được

Lời giải 2 :

Bếp lửa thân thương bên bà là kỷ niệm khó quên của Bằng Việt. Hai bà cháu gắn bó với nhau qua tình yêu sâu sắc. Điều đó được thể hiện trong bài thơ “Bếp lửa” của ông. Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông viết bài thơ này năm 1963 khi 19 tuổi và đang học ở Liên Xô. Bài thơ tưởng nhớ người bà và tình bà cháu, cũng như biểu lộ lòng kính trọng, biết ơn và yêu mến của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. Bếp lửa là hình ảnh gợi nhớ về bà. Khi ở xứ người, nhìn thấy bếp lửa, tác giả nhớ lại những câu chuyện bà kể, những việc bà dạy cháu, những bài học của bà, như thể bà vẫn còn sống.

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”

       Cháu cùng bà trải qua bao năm tháng, cùng bà sống bên cánh đồng quê hương, cùng bà nhen nhóm yêu thương mỗi ngày bên bếp lửa thân thuộc. "Tám năm"- khoảng thời gian đủ dài để cháu khắc cốt ghi tâm những lời bà dạy, những câu chuyện kể của bà về ngày ở Huế, về những kỉ niệm xưa. Tiếng tu hú vang vọng trong bài thơ như gọi quá khứ trở về, khơi dậy những câu chuyện xưa. Những vần thơ lúc này đây chứa chan những yêu thương, thấm đẫm nỗi niềm xúc động.Cha mẹ vì công tác bận rộn không thể về
Cháu cùng bà, bà dặn cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Ngọn lửa bếp nhóm, nghĩ đến bà khó khăn
Chim tu hú ơi, sao không đến bên bà
Kêu vang mãi trên cánh đồng xa!'

Có những lúc “Làng bị giặc đốt cháy tan, tan hoang” trong khi mẹ và cha phải công tác xa, đứa cháu ngây thơ chỉ biết sống trong vòng tay yêu thương của bà. “Bà dặn cháu nghe” mỗi câu chuyện về quê hương, “bà dạy cháu làm” mọi việc trong nhà, “bà chăm cháu học” mỗi đêm trong làng vắng tiếng bom đạn. Tất cả những việc nhỏ bé, bình thường trong cuộc sống đều đặt lên vai của người bà kiên cường, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Có lẽ phải xa cha mẹ từ bé, sống bên bà nhiều năm đã làm tình cảm của cháu dành cho bà trở nên lớn lao như vậy. Cháu luôn trân trọng công dạy dỗ của bà, mỗi lần bà cháu làm, bà ân cần chỉ bảo cháu học. Thậm chí cả lúc bà dặn cháu viết thư đừng kể về khó khăn ở quê nhà để ba mẹ không phải lo lắng. Bà vẫn vậy, luôn lo lắng cho con cháu, dù vất vả, mệt mỏi cũng chẳng lên tiếng kêu ca, trách móc. Hình ảnh tiếng chim tu hú vẫn vang xa trên cánh đồng, nhưng không đến bên bà có lẽ chính là hình ảnh của cháu lúc này, nỗi nhớ bà đã đọng chặt, tiếng gọi bà vọng về nhưng không thể quay lại bên bà, chỉ có thể gửi gắm nỗi nhớ qua từng dòng thơ.

        Gấp lại trang sách, ta không thể nào quên được hình ảnh người bà cùng tiếng chim tu hú và mùi khói buổi chiều quê. Đoạn trích của Bằng Việt chẳng khác nào lời ru của mẹ, chuyện kể của bà,..từ những năm tháng tuổi thơ vọng về. Những tình cảm ấy được diễn tả rất chân thực qua từng lời kể của nhà thơ. Và quay trở lại với mình, với tình cảm dành cho bà, tôi cũng sẽ chẳng thể nào quên được những ngày tháng chơi đùa bên bà dưới hiên nhà. Bà ơi! Bà mãi là người cháu yêu quý nhất, cháu sẽ mãi mãi không bao giờ quên bà. Chúng ta được sống trong một gia đình đầy đủ thì hãy tận hưởng và tận hiếu với ông bà, cha mẹ để sau này không hối tiếc, không hối hận vì những gì đã qua các bạn nhé.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK