Cho đoạn văn:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
(Trích "Hạt gạo làng ta" - Trần Đăng Khoa)
Nêu biện pháp nghệ thuật tác giả đã sử dụng trong đoạn thơ trên.Nhờ biện pháp đó, em cảm nhận được gì về ý nghĩa của hạt gạo
$#khoanguyen045$
`-` Các biện pháp nghệ thuật tác giả đã sử dụng trong đoạn thơ trên là:
`@` Điệp ngữ: Có...tháng
`@` So sánh: nước như ai nấu
`=>` Nhờ các biện pháp đó, em cảm nhận được ý nghĩa của hạt gạo rất quan trọng đối với đời sống của con người. Để làm ra một hạt gạo không phải dễ dàng gì, để có thể tạo nên những hạt gạo thơm ngon, những bông lúa đã phải trải qua những cơn bão của tháng bảy và cả cơn mưa của tháng ba. Đồng thời, những người nông dân cũng đã phải đổ biết bao giọt mồ hôi, công sức mới có thể làm nên hạt gạo. Hạt gạo trắng tinh, thơm ngon, ngọt bùi nhưng ẩn chứa trong đó là cả biển trời công sức, biết bao giọt mồ hôi thánh thót của các cô, các bác nông dân. Hạt gạo không chỉ là nguồn lương thực quý giá mà còn là hình ảnh tượng trưng cho sự nỗ lực, chăm chỉ và chuyên cần, làm việc không ngừng nghỉ của các bác nông dân.
đáp án + bước giải:
-Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh bởi vì đó dã được nhấn mạnh trong đoạn thơ này.-
'Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ '
- Nhờ biên pháp so sánh trên em cảm nhận được là: Muốn làm ra những hạt gạo thì đều phải trải qua bao mùa mồ hôi công sức của các bác nông dân đã phải cày sâu cuốc đất chỉ để đổi lạ những hạt gạo để bán đi trang trải cho gia đình và trong đó có mẹ trong bài thơ 'Hạt gạo làng ta' của Trần Đăng Khoa.Và em cũng cảm nhận được vị ngon từ hạt gạo đã mang cho ta .ko phải những lọa gạo nhập khẩu từ nhiều nơi cũng không bằng vị dẻo và thơm ngon của hạt gạo đã mang đi những giọt mồ hôi của các bác nông dân và mẹ của tác giả trong bài thơ.Và cũng cho thấy được nỗi vất vả của mẹ của tác giả trong bài thơ qua câu văn'Nước như ai nấu -chết cả cá cờ-cua ngoi lên bờ- mẹ em xuống cấy'.Đó là câu thơ đã để lại trong em cảm súc dâng chào khi đọc xong bài thơ và cảm nận được từng chi tiết đó.
#bang456_#
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!
Copyright © 2024 Giai BT SGK