Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Phần I (6.0 điểm): Trong bài thơ “Bếp lửa” nhà thơ Bằng Việt có viết: “Lận đận đời bà biết...
Câu hỏi :

Ciuuuuuuuu emmmmmm!!!!!

image

Phần I (6.0 điểm): Trong bài thơ “Bếp lửa” nhà thơ Bằng Việt có viết: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Câu 1(1 điểm): Chép tiếp 7 câu tiếp theo để hoàn th

Lời giải 1 :

Câu `1`:

`-` Chép lại đoạn thơ:

''Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

`-` Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào năm `1963`, khi tác giả đang là sinh viên ngành Luật ở nước ngoài.

`-` Xuất xứ: Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây – Bếp lửa” `(1968)`.

Câu `2`:

`-` Cụm từ ''biết mấy nắng mưa'' gợi cho em những gian nan, vất vả và cực nhọc mà người bà đã phải chịu đựng suốt cả cuộc đời để chăm sóc và nuôi nấng người cháu. Qua đó, em cảm thấy khâm phục và trân trọng người bà đã lầm lũi với tuổi già của mình để chăm bẵm, nuôi nấng và yêu thương cháu hết mực.

`-` Thành ngữ: Dãi dầu mưa nắng.

Câu `3`:

`-` Xét về mục đích nói, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu cảm.

`-` Căn cứ:

`+` Câu thơ có thán từ: ôi.

`+` Kết thúc câu bằng dấu chấm than.

`+` Câu thơ bộc lộ cảm xúc tha thiết và mãnh liệt của tác giả đối với bếp lửa thân thương.

Lời giải 2 :

Câu 1:

- Chép tiếp các câu thơ

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

-Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang du học ở Liên Xô.

Câu 2:

"Nắng mưa" trong câu thơ trên được sử dụng theo nghĩa chuyển, ý chỉ sự vất vả, khó nhọc suốt ngày này qua ngày khác mà mẹ phải chịu. Hết những ngày nắng rát mặt lại tới những ngày mưa mẹ bận bịu, tần tảo, vất vả quanh năm suốt tháng.

Thành ngữ có từ nắng, mưa với ý nghĩa tương tư: dãi nắng dầm mưa; năm nắng mười mưa; chẵn mưa thừa nắng...

Câu 3:

Câu thơ cuối bài: Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

Câu thơ có:

+ Thán từ: Ôi

+ Dấu chấm than kết cuối câu

+ Câu thơ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của người cháu trước sự kì diệu và thiêng liêng của bếp lửa bình dị

`->` Xét theo mục đích nói đây là  Câu cảm

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK