Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 CẢM NHẬN VỀ ĐOẠN THƠ SAU ( NẾU K THÌ GHI GIÚP MÌNH LUẬN ĐIỂM NHÉ) Mẹ cùng cha công...
Câu hỏi :

CẢM NHẬN VỀ ĐOẠN THƠ SAU

( NẾU K THÌ GHI GIÚP MÌNH LUẬN ĐIỂM NHÉ)

Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà 

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ?

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ có kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Lời giải 1 :

Nhà thơ Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chỗng Mỹ. Hiện nay ông là chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội. Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây - bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. 

Trong đó, khổ thơ thứ bốn đã thể hiện được kỉ niệm về năm giặc đốt làng. Trong những năm tháng chiến tranh khó khăn và ác liệt ấy, bà vẫn bình tĩnh, vững lòng để trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cháu, làm tròn nhiệm vụ của hậu phương để người ở xa yên tâm công tác chiến đấu. "Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh" là lời dặn trực tiếp của bà khi cháu viết thư cho bố. Lời dặn này không chỉ giúp ta hình dung rõ ràng giọng nói, suy nghĩ của bà mà còn giúp chúng ta cảm nhận được phẩm chất của người mẹ Việt Nam anh hùng. Giữa tro tàn, mất mát, đau thương của chiến tranh, bà vẫn nhóm lửa. Đó là bếp lửa ân cần, ấm cúng, nhẫn nại của bà tương phản với ngọn lửa hung tàn của quân giặc. Tác giả đã kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm làm cho hình ảnh của người bà hiện lên thật gần gũi, sống động nhưng vẫn mộc mạc, bình dị. Khổ thơ năm đã thể hiện được hình ảnh bếp lửa gắn liền với bà. Hình ảnh "bếp lửa" được thay thế bằng hình ảnh "ngọn lửa" cụ thể hơn và mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm và sự sống. Bếp lửa mà bà nhen sớm sớm, chiều chiều không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt - ngọn lửa của tình yêu thương luôn ủ sẵn trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng. Điệp ngữ "một ngọn lửa" nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp mà bà dành cho cháu. Phải chăng chính ngọn lửa lòng bà đã nhen lên trong tâm hồn đứa cháu ý chí, nghị lực và một tình yêu cuộc sống, niềm tin tươi sáng về ngày mai. Đó là biểu hiện của sức sống muôn đời bất diệt, mang niềm yêu thương, ý chí, nghị lực, niềm vui của bà truyền cho cháu. Hình ảnh người bà trong tâm hồn nhà thơ không chỉ là người thắp lửa, giữ lửa mà bà còn là người truyền lửa. Đó là ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa của sự sống truyền đến cho các thế hệ mai sau.

Tóm lại, khổ thơ ba, bốn và năm trong bài thơ Bếp lửa đã thể hiện được những kỉ niệm của cháu sống bên bà suốt 8 năm kháng chiến, kỷ niệm về năm giặc đốt làng và suy ngẫm của người cháu về bà, về hình ảnh bếp lửa gắn với bà. 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK