Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài". Em hiểu ý kiến trên...
Câu hỏi :

Xuân Diệu cho rằng: “ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến trên qua bài thơ "Ngụ ngôn mỗi ngày".
Ngồi cùng trang giấy nhỏ Tôi đi học mỗi ngày
Tôi học cây xương rồng

Trời xanh cùng nắng bão

Tôi học trong nụ hồng

Màu hoa chừng rỏ máu
Tôi học lời ngọn gió

Chẳng bao giờ vu vơ

Tôi học lời của biển

Đừng hạn hẹp bến bờ

Tôi học lời con trẻ
Về thế giới sạch trong

Tôi học lời già cả
Về cuộc sống vô cùng

Tôi học lời chim chóc

Đang nói về bình minh

Và trong bia mộ đá

Lời răn dạy đời mình.
(Đỗ Trung Quân)

Lời giải 1 :

I.MB: Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: điều gì khiến mỗi tác phẩm văn học mang hình hài một chiếc lá thả mình vào dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kỳ, hấp dẫn? Một vần thơ sâu chảy tự tâm hồn? Để rồi ngày kia khi tìm đến nhận định của Xuân Diệu :" Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác , hay cả bài " tôi chợt hiểu rằng dáng lá chao mình ấy chính là vẻ đẹp của cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật mà tác phẩm chứa đựng

II.TB

1. Giải thích ý kiến của Xuân Diệu

 - Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: t hơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm

 -- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Hồn: Tức là nội dung, ý nghĩa của bài thơ. Xác: Tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiệ n ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ

-Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo đ ược ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật.

- Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật . Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợ p thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu.

2. Chứng minh qua bài Quê hương: Phân tích theo nội dug và nghệ thuật

  a) Nội dung

  b) Nghệ thuật

3. Đánh giá chung

  - Bài học cho người nghệ sĩ: Những bài thơ hay góp phần làm phong phú t hêm cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức . Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật

 - Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

III.KB:  Như vây, với nhận định của mình, Xuân Diệu đã nêu ra một chân lí sống còn của văn học, của nghệ thuật. Đó là phải có nội dung đặc sắc cùng một hình thức thể hiện hợp lí “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. (Lêonit Lêonop). Đồng thời đây cũng là kim chỉ nam cho mỗi người nghệ sĩ muốn tác phẩm của mình bất tử cùng thời gian.

PHÂN TÍCH BÀI THƠ

bài thơ đã thể hiện được những bài học quý giá từ tự nhiên và từ mọi thứ xung quanh mỗi ngày nhà thơ chiêm nghiệm được từ những hình ảnh sự vật tưởng như bình thường cây xương rồng nụ hồng Ngọn Gió Biển cả lời con trẻ lời người già cả lời chim chóc lười bia mộ đá để rút ra lời răn dạy đời mình

Khám phá những bài học hữu ích đến từ chính những điều bình dị nhưng lại vô cùng mới mẻ thú vị mang ý nghĩa sâu xa học được từ tự nhiên cỏ cây vạn vật cây xương rồng cho bài học về nghị lực sống trong môi trường rộng lớn khắc nghiệt, nụ hồng cho bài học về những gì đẹp đẽ (màu hoa) có khi phải trả giá bằng cả nỗi đau (giọt máu ),sự phóng khoáng tự do nhưng không vu vơ Của Gió, rộng lượng bao dung không hạn hẹp đến bờ của biển, sự vui vẻ lạc quan yêu đời của những con chim hót chào Bình Minh

học từ con người sự hồn nhiên sạch trong từ lời của trẻ thơ sự từng trải kinh nghiệm quý giá của người già về cuộc sống vô cùng ngay cả bia mộ đá trên nấm mồ hoang lạnh cũng mang đến lời gian dạy nhắc nhở ta về cuộc đời hữu hạn vì thế Hãy yêu thương và trân trọng sự sống cuộc sống quý giá này

như vậy bài thơ đã gửi đến chúng ta nội dung ý nghĩa học ở trường học ở sách vở học không phải chỉ ở trường ở lớp mà học còn là một cuộc hành trình tìm kiếm khám phá lĩnh hội từ những điều bình dị từ tự nhiên vạn vật từ mọi điều xung quanh ta những bài học đó sẽ giúp tâm hồn ta thêm phong phú rộng mở thân yêu đời hướng tới lối sống tích cực hữu ích
NGHỆ THUẬT

 nhan đề bài thơ khơi gợi nhiều tầng ý nghĩa thể thơ năm chữ ngôn ngữ hình ảnh bình dị vào cảm xúc đặc biệt là sử dụng những hình ảnh mang tính tượng trưng để truyền đạt những bài học sâu sắc về con người và cuộc sống vận dụng thành công các biện pháp tu từ như điệp ngữ liên kết Qua đó bài thơ ngụ ngôn của mỗi ngày không chỉ đơn thuần là một tác phẩm tập hợp các câu thơ mà nó là một tác phẩm nghệ thuật có tính thẩm mỹ Cao từ các sắp xếp các hình ảnh thơ đến diễn đàn những ý nghĩa khác nhau tác giả đã tạo nên một tác phẩm Thơ vừa hay về nội dung và đẹp đẽ về nghệ thuật

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK