Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như...
Câu hỏi :

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh

(Trích bài Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ )

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ (0,5 điểm).

Câu 2: Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.( 1điểm)

Câu 3: Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.( 0,5 điểm)

Câu 4: Phát hiện và sửa chữa lỗi về phép liên kết câu trong đoạn văn sau (1,0 điểm ).

Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Nhưng mây bò trên mặt đất. Tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi

Lời giải 1 :

`@Umi`

`1.` Văn bản thuộc thể thơ: tự do

`-` PTBĐ: biểu cảm kết hợp miêu tả 

`2.` `-` BPTT: so sánh và điệp từ điệp ngữ (lặp lại `5` lần từ "như")

`->` " Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

...Như gió nước không thể nào nắm bắt"

`=>` Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

`+` Nhấn mạnh vẻ đẹp của Tiếng Việt đối với sự quan sát và tưởng tượng của bạn đọc qua việc so sánh. Qua đó, ca ngợi vai trò và tình yêu mà tác giả dành cho Tiếng Việt `-` tiếng mẹ đẻ của mỗi con người Việt Nam

`3.` Qua văn bản, tác giả đã bày tỏ thái độ trân trọng, yêu mến và ngưỡng mộ trước sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt

`4.`  `(1)` Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. `(2)` Gió bấc hun hút thổi. `(3)` Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. `(4)` Nhưng mây bò trên mặt đất. `(5)` Tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi.

`-` Lỗi sai về phép liên kết trong đoạn văn: phép nối `->` sử dụng từ nối "nhưng" sai. Khiến người đọc hiểu lầm và câu văn lệch về mặt nội dung.

`-` Câu `(4)` và `(5)` cần sửa thành một câu hoàn chỉnh thay vì tách thành hai câu khác biệt `->` Giúp chúng có sự mạch lạc và liên kết

`=>` `(1)` Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. `(2)` Gió bấc hun hút thổi. `(3)` Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. `(4)`Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi.

Lời giải 2 :

Câu 1:

- Văn bản trên thuộc thể thơ tự do.

- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm và miêu tả. 

Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản là so sánh:

+ Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

+ Óng tre ngà và mềm mại như

+ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

+ Như gió nước không thể nào nắm bắt

Tác dụng: Làm giàu hình ảnh thơ, làm các câu thơ trở nên sinh động, mang tính nghệ thuật và hấp dẫn hơn.

Câu 3:
- Văn bản thể hiện tình yêu mến, lòng thán phục của tác giả đối với sự phong phú và sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Câu 4:

-  Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi, thung lũng và làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK