câu 1:Nêu tác dụng của dấu hai chấm và cho câu ví dụ với mỗi tác dụng
Câu 2:Có mấy biện pháp liên kết câu.Đó là những biện pháp nào?Cho ví dụ với các biên pháp
Câu 3:Nêu tác dụng của dấu phẩy và cho ví dụ với mỗi tác dụng
Ai làm mình cho 5 sao
`1.` Dấu hai chấm :
`@` Tác dụng :
`+` Liệt kê, giải thích các sự vật, sự việc.
`+` Báo hiệu lời đối thoại, lời nói trực tiếp của nhân vật.
`@` Ví dụ :
`+` Vườn hoa sau nhà của ông nội trồng nhiều loài hoa đẹp mà thơm lắm, gồm : Hoa hồng, hoa giấy, hoa cẩm tú cầu và cả hoa mười giờ nữa!
`+` Mẹ khẽ xoa đầu tôi và nói : "Không sao đâu, lần sau con chỉ cần cố gắng thêm một chút. Mẹ tin, điểm số của con sẽ có thể cao hơn bài lần này rất nhiều! "
`2.` Biện pháp liên kết câu :
`@` Biện pháp :
`star` Liên kết nội dung.
`star` Liên kết hình thức :
`+` Phép nối.
`+` Phép thế.
`+` Phép lặp.
`⇒` Có tất cả `2` biện pháp.
`@` Ví dụ :
`star` Vừa mới hôm qua, mẹ nhận được cuộc gọi thông báo từ nhà trường về tình hình học tập của Bin. Sau khi nghe cô giáo phổ biến xong, dường như bà ấy phải về nhà dạy bảo và nói chuyện lại với thằng bé rồi!
`⇒` Thuật lại sự việc trước và sau khi mẹ Bin nghe được thông báo về tình hình học tập của cậu con trai nhà mình.
`-------`
`star` Ví dụ theo từng phép liên kết hình thức :
`+` Ví dụ : `(1)` Cậu ấy tuy dung mao không được xinh xắn như bao bạn nữ khác, tính tình có chút vụng về và hậu đậu. `(2)` Nhưng bạn ấy lại là một cô bé ngoan.
`⇒` Phép nối : Quan hệ từ "Nhưng".
`⇒` Nối câu `(2)` với câu `(1)`.
`-------`
`+` Ví dụ : `(1)` Nam có khả năng sáng tạo và phân tích, đánh giá vấn đề một cách rất thông minh, logic. `(2)` Cậu bé như chính là Sherlock Holmes phiên bản thu nhỏ vậy!
`⇒` Phép thế : Từ "cậu bé" ở câu `(2)` thay thế cho từ "Nam" ở câu `(1)`.
`-------`
`+` Ví dụ : `(1)` Ông Mặt Trời khẽ dụi mắt, bừng tỉnh giấc sau một giấc ngủ dài. `(2)` Những tia nắng mặt trời cứ vậy dần được lan tỏa bao trùm khắp quang cảnh làng quê tôi!
`⇒` Từ "mặt trời" được lặp lại ở câu `(2)`.
`3.` Dấu phẩy :
`@` Tác dụng :
`+` Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
`+` Ngăn cách trạng ngữ với thành phần chính trong câu.
`+` Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
`@` Ví dụ :
`-` Chú Cuội thì ngồi gốc đa, chị Hằng thì ngồi ngân nga gảy đàn.
`⇒` Phân tích cấu tạo câu :
`+` Vế `1` : Chú Cuội thì ngồi gốc đa.
`+` Vế `2` : chị Hằng thì ngồi ngân nga gảy đàn.
`-------`
`-` Bằng chính sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ, tôi đã xuất sắc vượt qua kì thi với điểm số cao như mong đợi.
`⇒` Phân tích cấu tạo câu :
`+` Trạng ngữ : Bằng chính sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ.
`+` Chủ ngữ : tôi.
`+` Vị ngữ : đã xuất sắc vượt qua kì thi với điểm số cao như mong đợi.
`-------`
`-` Tôi giúp mẹ dọn nhà, nấu cơm, rửa bát vào những lúc rảnh rỗi hoặc những hôm không có bài tập về nhà.
`⇒` Phân tích cấu tạo câu :
`+` Trạng ngữ : vào những lúc rảnh rỗi hoặc những hôm không có bài tập về nhà.
`+` Chủ ngữ : Tôi.
`+` Vị ngữ : giúp mẹ dọn nhà, nấu cơm, rửa bát.
`⇒` Bộ phận cùng chức vụ : Vị ngữ.
`-------`
`star` Note :
`⇒` Thứ tự của ví dụ sẽ tương ứng với thứ tự của tác dụng đã được nêu trên.
$\color{skyblue}{\text #Arii}$
$\text{CHÚC BẠN HỌC TỐT!}$
`color[black][#ngqtrang2202]`
`1``.`
`-` Tác dụng của dấu hai chấm:
`+` Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói trực tiếp `(` thường phối hợp với dấu ngoặc kép `)`
`+` Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
`+` Báo hiệu sự liệt kê
`-` Ví dụ:
`-` Bạn lớp trưởng nói với giọng rất to, rõ ràng: "Cả lớp chào cô!"
`<` Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói trực tiếp `>`
`-` Ngày hôm nay thật nhạt nhẽo làm sao: tôi không đi học.
`<` Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước `>`
`-` Cậu ấy thực sự có rất nhiều đồ dùng học tập xinh xắn: bút cà rốt, máy tính mini,..
`<` Báo hiệu sự liệt kê `>`
`2``.`
`-` Có `5` phép liên kết câu
`-` Những phép liên kết: Phép nối, phép thế, phép lặp, phép liên tưởng, phép đồng nghĩa, trái nghĩa
`-` Ví dụ:
`+` Hôm đó là ngày đặc biệt trong cuộc đời tôi. Nhưng có vẻ mọi người đều lãng quên điều đó.
`<` Phép nối "nhưng `>`
`+` Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất ham đọc sách. Cứ khi nào có thời gian rảnh, Bác lại lấy sách ra đọc, có khi đọc đến nửa đêm.
`<` Phép thế "chủ tịch Hồ Chí Minh" và "Bác" `>`
`+` Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
`<` Phép lặp "sống" `>`
`+` Ngày hôm nay tồi tệ quá! Chớp loé sáng trên bầu trời, sấm đùng lên như tiếng ai đó gào thét, hạt mưa càng ngày nặng dần..
`<` Phép liên tưởng, những hình ảnh "chớp, sấm, mưa,.." liên tưởng tới chủ đề "mưa bão" `>`
`+` Trông cậu ta có vẻ bề ngoài rất nhút nhát, ngốc nghếch, nhưng chúng tôi không ngờ người đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi lại là cậu ta.
`<` Phép trái nghĩa "nhút nhát, ngốc nghếch" với "đạt kết quả cao nhất `=` thông minh" `>`
`3``.`
`-` Tác dụng dấu phẩy:
`+` Dùng để ngăn cách các vế trong câu
`+` Dùng để nghỉ hơi, ngắt quãng
`+` Dùng để tách thành phần câu
`-` Ví dụ:
`+` Cô ấy thật xinh đẹp, còn tôi thì xấu xí.
`<` Ngăn cách thành các vế câu `>`
`+` Tôi đã thi các môn Văn, Toán, Anh,..
`<` Dùng để tách thành phần câu `>`
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!
Copyright © 2024 Giai BT SGK