KHÚC HÁT ĐỒNG QUÊ
Trời thu cao lồng lộng. Heo may về sớm. Con lũ sớm qua nhanh. Dòng sông quê tôi lại hiền hòa, êm ả. Mấy con đò sang sông sớm chiều tấp nập. Dòng sông kì lạ thật. Lúc sáng sớm, mặt nước loang loáng khói bốc mù mịt. Buổi trưa, khi có ánh nắng chiếu xuống, mặt nước tím sẫm lại. Rồi chiều về dòng nước lại trong veo mềm như dải lụa xanh. Nắng hanh vàng, gió hây hẩy. Heo may về hơi lạnh đã thấy săn da.
Vắt qua cánh đồng xa tít tắp trước làng là con đường lớn. Hai bên đường là hàng cây mà các trai làng trồng lưu niệm trước lúc lên đường đi học hay đi bộ đội. Cây xà cừ tôi trồng ba năm trước bây giờ đã vươn cao, cành lá um tùm, mướt mát xanh, tỏa bóng rợp cả con đường.
Bờ ruộng mọc đầy cỏ may. Lúa là người bạn của nó. Khi lúa chắc đòng thì cỏ xanh mướt. Sương thu lãng đãng trôi qua như khoác lên mình nó một tấm áo bàng bạc mờ mờ, ảo ảo.
Mưa thu trải dài trên cánh đồng, rắc lên hoa cỏ may như những giọt sương lấp lánh. Tôi lang thang trên cánh đồng. Sương mù lãng đãng trôi trên đường. Những bước chân bỗng nhẹ tênh như đưa tôi đến một miền mơ ước mới. Phía cuối kia nắng vàng yếu dần. Hoàng hôn thu hình như buông chậm. Tiếng chuông chùa bên xóm đạo thánh thót ngân nga.
(Theo Vũ Minh Nguyệt)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Những sự vật được miêu tả trong đoạn 1? (1 điểm)
Câu 2: Dựa vào bài đọc, hãy xác định những điều nêu dưới đây đúng hay sai. Khoanh tròn vào “đúng” hoặc “sai”. (1 điểm)
Tác giả cho rằng “Dòng sông kì lạ thật”, vì:
Đúng / sai
Dòng sông chảy rất hiền hòa, êm ả.
Đúng / sai
Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều nước trên sông có nhiều biến đổi.
Câu 3: Viết nội dung chính của bài văn. (1 điểm)
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 4: Hai câu: “Bờ ruộng mọc đầy cỏ may. Lúa là người bạn của nó.” liên kết với nhau bằng cách nào? (1 điểm)
Câu 5: Dòng nào dưới đây có các từ in đậm nhiều nghĩa ? (1 điểm)
Câu 6: Em hãy tìm trong bài 1 câu ghép; 1 câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa. Xác đình cấu tạo của các câu đó (1 điểm)
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 7: Điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ vào chỗ chấm cho thích hợp: (1 điểm)
Câu `1`:
`->` Đáp án: `B`
`=>` Chi tiết:
`-` Bầu trời: Trời thu cao lồng lộng
`-` Con lũ: Con lũ sớm qua nhanh.
`-` Dòng sông: Dòng sông quê tôi lại hiền hòa, êm ả. Mấy con đò sang sông sớm chiều tấp nập. Dòng sông kì lạ thật. Lúc sáng sớm, mặt nước loang loáng khói bốc mù mịt. Buổi trưa, khi có ánh nắng chiếu xuống, mặt nước tím sẫm lại. Rồi chiều về dòng nước lại trong veo mềm như dải lụa xanh.
`-` Ánh nắng: Nắng hanh vàng
Câu `2`:
Tác giả cho rằng Dòng sông kì lạ thật
`->` Đúng.
`=>` Chi tiết trong bài: "Dòng sông kì lạ thật"
Dòng sông chảy rất hiền hòa, êm ả.
`->` Đúng
`=>` Chi tiết trong bài: "Dòng sông quê tôi lại hiền hòa, êm ả."
Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều nước trên sông có nhiều biến đổi.
`->` Đúng
`=>` Chi tiết trong bài: Lúc sáng sớm, mặt nước loang loáng khói bốc mù mịt. Buổi trưa, khi có ánh nắng chiếu xuống, mặt nước tím sẫm lại. Rồi chiều về dòng nước lại trong veo mềm như dải lụa xanh.
Câu `3`:
`@` Nội dung chính: Sự đẹp đẽ giản dị, bình yên của quê hương tác giả.
Câu `4`:
Hai câu: Bờ ruộng mọc đầy cỏ may. Lúa là người bạn của nó. liên kết với nhau bằng cách nào? (
`->` Thay thế từ ngữ.
`=>` Từ "nó" thay thế cho cụm "cỏ may"
Câu `5`:
Đáp án: cánh rừng gỗ quý `/` cánh cửa hé mở
`=>` Vì từ "cánh" ở hai câu trên đều chỉ bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được, ở một số vật.
Câu `6`:
Câu ghép: Nắng hanh vàng, gió hây hẩy.
`-` Chủ ngữ `1`: Nắng hanh
`-` Vị ngữ `1`: vàng
`-` Chủ ngữ `2`: gió
`-` Vị ngữ `2`: hây hẩy.
Câu sử dụng bptt nhân hoá: Tiếng chuông chùa bên xóm đạo thánh thót ngân nga.
`-` Chủ ngữ:Tiếng chuông chùa bên xóm đạo
`-` Vị ngữ: thánh thót ngân nga.
Câu `7`:
`-` Mặc dù ông nội em đã già nhưng ông vẫn còn rất khỏe.
`-` Con lũ sớm qua nhanh nên dòng sông quê tôi lại hiền hòa êm ả.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1: chọn B
Câu 2:
a, chọn Đúng
b, chọn Đúng
c, chọn Đúng
Câu 3: ko bt
Câu 4: Thay thế từ ngữ
Câu 5: chọn D
Câu 6: ko bt
Câu 7:
a, Tuy-nhưng
b,nên
#ThuHuyen2013
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!
Copyright © 2024 Giai BT SGK