Câu 1. Từ nào viết đúng chính tả?
A. trong chẻo
B. chống trải
C. chơ vơ
D. chở về
Câu 2. Từ nào là từ ghép?
A.mong ngóng
B.bâng khuâng
C.ồn ào
D.cuống quýt
Câu 3. Từ nào là từ ghép phân loại?
A. học tập
B. học đòi
C. học hành
D. học hỏi
Câu 4. Tiếng “ăn” nào được dùng theo nghĩa gốc?
A. ăn cưới
B. ăn cơm
C. da ăn nắng
D. ăn ảnh
Câu 5. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
A. chăm chỉ
B. siêng năng
C. chuyên cần
D. ngoan ngoãn
Câu 6. Câu nào có nội dung diễn đạt chưa hợp lí?
A. Tuy vườn nhà em nhỏ nhưng có rất nhiều cây ăn quả.
B. Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức
. C. Cây đổ vì gió lớn.
D. Mặc dù nhà ở gần trường nhưng Nam vẫn đến lớp muộn.
Câu 7. Câu nào không phải là câu ghép?
A. Làng quê tôi đã khuất hẳn, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
B. Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
C. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ nhô lên ở chân trời sau rặng tre đen mờ.
D. Đêm càng về khuya, trời càng lạnh.
Câu 8. Từ nào dưới đây có tiếng bảo mang nghĩa “ giữ, chịu trách nhiệm”
A. bảo kiếm
B.bảo toàn
C.bảo ngọc
D.gia bảo
Câu 9. Câu nào dưới đây dùng sai quan hệ từ:
A. Tuy trời mưa to nhưng bạn Hà vẫn đến lớp;
B. Thắng gầy nhưng rất khỏe.
C. Đất có chất màu vì nuôi cây lớn.
D. Đêm càng về khuya, trăng càng sáng.
Câu 10. Cho câu văn: “ Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.” Chủ ngữ trong câu trên là?
A. trên nền cát trắng tinh
B. nơi ngực cô mai tì xuống
C. nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc
D. những bông hoa tím
Câu 11. Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì?“ Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn viết văn và làm thơ”
A. nguyên nhân – kết quả.
B. tương phản.
C. điều kiện – kết quả.
D. Quan hệ tăng tiến. II. TỰ LUẬN:
`1. C`
`⇒` Các từ còn lại đều có lỗi sai chính tả.
`⇒` Sửa chữa :
`A.` trong chẻo `->` trong trẻo.
`B.` chống trải `->` trống trải.
`D.` chở về `->` trở về.
`2. A`
`⇒` Từ "mong ngóng" khi tách ra làm hai tiếng "mong" và "ngóng" đều có nghĩa.
`3. B`
`⇒` Các từ còn lại đều là từ ghép tổng hợp.
`4. B`
`⇒` Từ "ăn" trong "ăn cơm" được hiểu là hoạt động đưa thức ăn `(` cơm `)` vào miệng `->` Nghĩa gốc.
`5. D`
`⇒` Các từ "chăm chỉ" ; "siêng năng" ; "chuyên cần" thuộc nhóm ám chỉ tới sự kiên trì, nỗ lực làm việc một cách nghiêm túc, không ngừng nghỉ.
`⇒` Từ "ngoan ngoãn" ám chỉ tới sự dễ bảo, biết vâng lời của người trên.
`6. B`
`⇒` Sử dụng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân `-` kết quả ở đây là chưa hợp lí.
`⇒` Sửa chữa : Vì mẹ bị ốm nên mẹ phải xin nghỉ làm.
`7. C`
`⇒` Phân tích cấu tạo câu :
`@` Chủ ngữ : Mặt trăng.
`@` Vị ngữ `1` : tròn, to và đỏ.
`@` Vị ngữ `2` : từ từ nhô lên ở chân trời sau rặng tre đen mờ.
`⇒` Câu đơn nhiều vị ngữ.
`8. B`
`⇒` Từ "bảo toàn" được hiểu là hành động gìn giữ, bảo vệ để đồ vật, hiện tượng được nguyên vẹn, không có sự mất mát hay tổn thất.
`9. C`
`⇒` Không thể sử dụng quan hệ từ "vì" ở đây.
`⇒` Sửa chữa : Đất có chất màu nên nuôi cây lớn.
`10. D`
`⇒` Phân tích cấu tạo câu :
`@` Trạng ngữ `1` : Trên nền cát trắng tinh `->` Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
`@` Trạng ngữ `2` : nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc `->` Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
`@` Chủ ngữ : những bông hoa tím.
`@` Vị ngữ : mọc lên.
`⇒` Sử dụng phép đảo để đổi vị trí các bộ phận câu.
`11. D`
`⇒` Cặp quan hệ từ : Không chỉ `-` mà.
`⇒` Biểu thị quan hệ : Tăng tiến.
$\color{skyblue}{\text #Arii}$
$\text{CHÚC BẠN HỌC TỐT!}$
Câu 1. `C.` chơ vơ
- Giải thích: các đáp án còn lại đều sai chính tả, cần lần lượt sửa thành: trong trẻo, trống trải, trở về
Câu 2. `A.` mong ngóng
- Giải thích: khi tách hai từ này thành từ đơn, chúng đều có nghĩa
Câu 3. `B.` học đòi
- Giải thích: các đáp án còn lại đều mang nghĩa chung cho việc học
Câu 4. `B.` ăn cơm
- Giải thích: ăn (nghĩa gốc): chỉ hành động cho thức ăn vào miệng của con người/ con vật
Câu 5. `D.` ngoan ngoãn
- Giải thích: các đáp án còn lại đều là từ đồng nghĩa
Câu 6. `B.` Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức
- Giải thích: trong câu này, người viết có sử dụng cặp quan hệ từ "Vì...nên..." chỉ nguyên nhân - kết quả. Nhưng đọc ý nghĩa của câu văn, ta sẽ thấy sử dụng cặp quan hệ từ này không hợp lí (không thể do nguyên nhân: mẹ bị ốm mà dẫn tới kết quả: đã làm việc quá sức được.). Cần thay bỏ cặp quan hệ từ này và thay bằng một quan hệ từ khác, ví dụ: Mẹ bị ốm vì đã làm việc quá sức.
Câu 7. `C.` Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ nhô lên ở chân trời sau rặng tre đen mờ.
- Giải thích: dựa vào phân tích cấu tạo ngữ pháp câu:
+ TN: ở chân trời sau rặng tre đen mờ (chỉ nơi chốn)
+ CN: Mặt trăng
+ VN: to và đỏ, từ từ nhô lên
Câu 8. `B.`bảo toàn
- Giải thích: bảo toàn: giữ cho nguyên vẹn, không bị tổn thất. Các đáp án còn lại, tiếng "bảo" có nghĩa là quý báu
Câu 9. `C.` Đất có chất màu vì nuôi cây lớn.
- Giải thích: quan hệ từ "vì" không hợp nghĩa với câu văn. Không thể có nguyên nhân: nuôi cây lớn mà dẫn tới kết quả: đất có chất màu. Ta có thể thay quan hệ từ "vì" bằng một quan hệ từ biểu thị ý nghĩa khác, ví dụ: Đất có chất màu để nuôi cây lớn.
Câu 10. `D.` những bông hoa tím
- Giải thích: dựa vào phân tích cấu tạo ngữ pháp câu:
+ TN: Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc, (chỉ nơi chốn)
+ CN: những bông hoa tím
+ VN: mọc lên
Câu 11. `D.` Quan hệ tăng tiến
- Giải thích: cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu trên: Không chỉ...còn... `->` Biểu thị quan hệ tăng tiến
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!
Copyright © 2024 Giai BT SGK