Câu 8: Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa ?
A. Nó không biết tự phương nào bay đến / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm (hai câu này từ bay là từ in đậm)
B. Nó từ từ nhắm mắt / quả na đã mở mắt ( từ mắt là từ in đậm )
C. Con họa mi ấy lại hót / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp ( từ hót là từ in đậm )
D. Nó xù lông rũ hết những giọt sương / Chú mèo nằm ủ rũ ở gốc bếp ( từ rũ là từ in đậm )
Câu 9: Hai câu "Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe." Được liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ
B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ
C. Liên kết bằng từ ngữ nối
D. Đáp án khác
Câu 10: Gạch chân dưới bộ phận vị ngữ trong câu văn sau:
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng , con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sơm.
Câu 8. `B.` Nó từ từ nhắm mắt / quả na đã mở mắt.
- Giải thích:
+ Mắt(nghĩa gốc): một bộ phận của con người, con vật; dùng để nhìn, quan sát,... `->` Câu văn đầu tiên có từ "mắt" mang nghĩa gốc
+ Mắt (nghĩa chuyển): phần vỏ của quả na. Khi chín, những cái vỏ này sẽ nứt ra, trông giống như những cái mắt đang mở `->` Câu văn thứ hai có từ "mắt" mang nghĩ chuyển
Câu 9. `B.` Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ
- Giải thích: "con họa mi" ở câu văn trước được thay thế bằng "nó" ở câu văn sau, giúp các câu văn được liên kết mạch lạc, tránh lặp từ
Câu 10. Bộ phận vị ngữ (phần được gạch chân): Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng , con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.
Giải thích: dựa vào phân tích cấu tạo ngữ pháp câu:
+ TN: Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng (chỉ thời gian)
+ CN: con họa mi ấy
+ VN: lại hót vang lừng chào nắng sớm
Câu `8`
`->` `B.` Nó từ từ nhắm mắt / quả na đã mở mắt ( từ mắt là từ in đậm )
`+` Mắt (1) là một bộ phận trên cơ thể con người dùng để quan sát
`+` Mắt (2) là một bộ phận trên quả na
`=>` Nghĩa chuyển
Câu `9`
`->` B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ (phép thế)
`+` "Nó" (2) thay thế cho "con họa mi" (1)
Câu `10` Gạch chân dưới bộ phận vị ngữ trong câu văn sau:
`+` Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng , con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.
`+` `TN:` Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng
`+` `CN:` con họa mi ấy
`+` `VN:` lại hót vang lừng chào nắng sớm.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!
Copyright © 2024 Giai BT SGK