Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường? Những việc học sinh nên làm gì và không nên làm gì khi xảy ra bạo lực học đường?
Câu 2: Cho tình huống dưới đây:
“ Mùng Hai Tết, S được anh trai dẫn qua nhà một người bạn chơi. Khi đến nơi, S thấy một số người tụ tập đánh bài ăn tiền. Anh trai S không mang tiền nên ngỏ ý muốn mượn tiền mừng tuổi của S để chơi cùng mọi người. Anh còn hứa sẽ cho S tất cả số tiền thắng được ”.
Tình huống trên đề cập đến tệ nạn xã hội nào? Nếu là S trong tình huống trên, em sẽ xử lí như thế nào?
Câu 3: Hôm nay, bố của H nghỉ ở nhà vì bị ốm. Mẹ H đi làm về muộn nên rất mệt. Mẹ nhờ H nấu cháo cho bố. Nhưng H và V hẹn nhau cùng đi dự sinh nhật T. H đã nói với V: Bạn chờ mình nấu cháo cho bố đã nhé! Mình đến muộn một chút chắc là T sẽ thông cảm thôi. Sau đó, khi đã nấu cháo xong và mời bố ăn, H và V đi dự sinh nhật bạn.
Em có nhận xét gì về hành vi, việc làm của bạn H trong tình huống trên? Nếu gặp tình huống như H, em sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao?
Câu 4: Em hãy xử lí tình huống dưới đây:
“Giờ ra chơi, một nhóm bạn nam lớp 7D thường tụ tập chơi bài. Lúc đầu, các bạn chỉ chơi cho vui, ai thua thì bị phạt búng tai hoặc nhảy lò cò. Một lần, N đề nghị: “Chơi thế này chán lắm, hay là chúng mình chơi ăn tiền đi cho thích". M vội can ngăn: “Không được đâu, chơi ăn tiền là đánh bạc, là vi phạm pháp luật, không cẩn thận chúng mình sa vào tệ nạn xã hội đấy!”. N đáp: “Ôi dào, mình chơi có 1.000 đồng, 2.000 đồng, số tiền nhỏ sao mà vi phạm pháp luật được. Cậu cứ nói quá!”.
Tình huống trên đề cập đến tệ nạn xã hội nào Em đồng ý với ý kiến của N hay M trong tình huống trên? Vì sao? Nếu là bạn cùng lớp với N và M, em sẽ xử lí như thế nào?
Câu 5: Cho tình huống dưới đây:
“ Nhà D có hai anh em, D luôn tranh giành, bắt nạt em. Bố mẹ đi làm giao cho D ở nhà nấu cơm, dọn dẹp, trông em, D luôn nhận việc nhưng khi bố mẹ vừa đi, D liền đi chơi và bắt em làm những việc bố mẹ giao.”
Em có nhận xét gì về hành vi, việc làm của bạn D trong tình huống trên? Nếu là bạn của D, em có lời khuyên gì cho D?
Câu 6: Khu tập thể nhà em có gia đình bác T là công nhân, N là con trai bác đang học trung học cơ sở. Ngoài giờ học, N thường đi chơi, không giúp đỡ bố mẹ, khi bố mẹ nhắc nhở, N có thái độ phản đối làm cho không khí gia đình luôn căng thẳng.
Câu 1:
1 Gia đình:
Ảnh hưởng từ gia đình là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường:
- Cha mẹ lạm dụng chất kích thích hoặc rượu cũng làm tăng nguy cơ trẻ có hành vi bạo lực.
- Cha mẹ lạm dụng và bỏ bê con trẻ thời thơ ấu làm tăng khả năng thanh thiếu niên phạm tội bạo lực.
- Thiếu tình cảm gắn bó với cha mẹ hoặc người chăm sóc làm tăng khả năng thanh thiếu niên coi thường quyền hạn.
- Sự kỷ luật không nhất quán, bao gồm kỷ luật quá khắc nghiệt và quá dễ dãi, có thể khiến thanh thiếu niên có hành vi vi phạm.
- Thiếu sự giám sát cũng có thể tạo cơ hội cho thanh thiếu niên tham gia các băng nhóm; sử dụng chất kích thích và có các hành vi chống đối xã hội.
- Cha mẹ mắc các rối loạn tâm lý không được điều trị có thể làm gia tăng căng thẳng trong cuộc sống gia đình; và mối quan hệ giữa cha mẹ và con có thể làm tăng nguy cơ gây hấn của thanh thiếu niên.
- Môi trường gia đình căng thẳng; chẳng hạn như thiếu thành viên trong gia đình; xung đột trong nhà không được giải quyết; hoặc cha mẹ có những hành vi ứng xử chưa phù hợp; góp phần làm cho thanh thiếu niên cảm thấy mình không có giá trị và có thể dẫn đến hành vi bạo lực.
2 Nhà trường:
Ảnh hưởng từ môi trường học tập; cụ thể là các quy luật trong nhà trường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở trẻ em:
- Cách xử lý những vấn đề kỷ luật, hạnh kiểm của trường chưa thật sự thỏa đáng.
- Thanh thiếu niên bỏ học dễ có hành vi bạo lực và trở thành nạn nhân của bạo lực.
- Trẻ nhận những tổn thương về mặt tinh thần tại trường. Ví dụ như bị dè bỉu, không được bạn bè chấp nhận.
- Mô hình giáo dục của nhà trường chưa đúng cách, chưa có hiệu quả
3 Xã hội:
Một số các nguyên nhân xã hội dẫn đến bạo lực học đường :
- Ít tham gia vào các hoạt động có tổ chức; như câu lạc bộ hoặc thể thao; có thể đóng một vai trò trong hành vi bạo lực.
- Các mô tả trên phương tiện truyền thông về hành vi bất hợp pháp có thể khiến thanh thiếu niên nhạy cảm với bạo lực.
- Kết giao với những người bạn phạm tội có thể làm tăng nguy cơ trẻ vị thành niên tham gia vào hoạt động bất hợp pháp và bạo lực.
- Tin tức tiêu cực có thể khiến thanh thiếu niên cảm thấy lo sợ về sự an toàn của mình; điều này có thể khuyến khích các em sử dụng những biện pháp cực đoan để phòng vệ.
CÁC BIỆN PHÁP HS NÊN LÀM KHI XẢY RA BLHĐ:
- Thông báo với giáo viên, bố mẹ hay người lớn ở xung quanh.
- Tuyên truyền cho mọi người về hậu quả của BLHĐ.
...
Câu 2:
Trong tình huống trên đề cập đến vấn đề đánh bạc ăn tiền.
Theo em, em sẽ khuyên anh trai mình không nên chơi bài và báo với công an về vụ việc này.
Câu 3:
Em cảm thấy việc làm trên là không được.
Nếu gặp tình huống giống H, em sẽ nói với bạn là không đi được vì bận việc và sau đó, em sẽ chăm sóc cho bố của mình.Vì như thế bố mình sẽ cảm thấy vui hơn.
Câu 4:
Trong tình huống trên đề cập đến vấn đề đánh bạc ăn tiền.
Theo em, em sẽ đồng ý với ý kiến của M. Vì bạn M nói rất đúng và bạn N nói 1.000
đồng đến 2.000 đồng thì vẫn vi phạm pháp luật.
Nếu em là bạn cùng lớp với N và M thì em sẽ khuyên ngăn bạn N và khuyên các bạn không nên chơi bài
Câu 5:
Em có nhận xét về việc làm của bạn D là 1 việc làm không nên.
Nếu em là bạn của D, em sẽ khuyên bạn không nên là như vậy và nên chăm sóc em của mình.
cho mình 5 sao và ctlhn nha
Đánh máy mỏi tay quá:((
1. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường có thể do nhiều yếu tố như sự khác biệt về ngoại hình, tính cách, xuất phát từ sự bất mãn, ghen tị hoặc muốn kiểm soát người khác. Khi xảy ra bạo lực học đường, học sinh nên lập tức báo cáo cho giáo viên hoặc người quản lý nhà trường để giải quyết vấn đề. Họ cũng nên tránh trả đũa và tìm cách giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
2. Tình huống trên đề cập đến tệ nạn xã hội đánh bạc. Nếu là S trong tình huống này, em sẽ không cho anh trai mượn tiền và khuyên anh ấy không nên tham gia đánh bạc vì nó có thể gây hại cho sức khỏe tâm lý và tài chính.
3. Hành vi của bạn H trong tình huống này là không đúng vì anh ấy đã bỏ qua trách nhiệm của mình với gia đình để đi chơi cùng bạn bè. Nếu gặp tình huống như H, em sẽ không bỏ qua trách nhiệm của mình và luôn ưu tiên chăm sóc gia đình trước.
4. Tình huống trên đề cập đến tệ nạn xã hội đánh bạc. Em đồng ý với ý kiến của M rằng chơi ăn tiền là đánh bạc và vi phạm pháp luật. Nếu là bạn cùng lớp với N và M, em sẽ khuyên N rằng việc đánh bạc không chỉ gây hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh.
5. Hành vi của bạn D trong tình huống này là không đúng vì anh ấy luôn tranh giành và bắt nạt em gái mình, cũng như bỏ qua trách nhiệm của mình khi bố mẹ đi làm việc. Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên D hãy thay đổi hành vi của mình và luôn tôn trọng em gái mình.
6a) Hành động và suy nghĩ của N là không đúng vì anh ấy thường xuyên đi chơi thay vì giúp đỡ bố mẹ và gia đình luôn căng thẳng do thái độ phản đối khi bố mẹ nhắc nhở.
6b) Nếu là bạn của N, em sẽ khuyên N hãy hiểu rằng việc giúp đỡ bố mẹ và gia đình rất quan trọng. Hãy cố gắng hoàn thành các công việc nhà một cách tích cực để tạo ra một môi trường gia đình thoải mái hơn cho mọi người.
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2024 Giai BT SGK