Giải giúp mình với ạ mình cần gấp nếu làm đúng cho 5sao
Câu 5: Em hãy cho biết trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội? Liên hệ với bản than?
Trách nhiệm:
Tuân thủ pháp luật và quy định chung
Sống lành mạnh, không đua đòi
Khuyến khích mọi người phòng, chống tệ nạn xã hội.
Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội
Bản thân em cần:
Cố gắng học tập, không để bản thân sa vào tệ nạn xã hội
Tuân theo các quy định pháp luật, không vì thú vui mà phạm pháp
Phải luôn đề cao cảnh giác và hiểu rõ tác hại khôn lường của TNXH
` `
` `
Câu 6: 4 Tình huống 1. Cho tình huống sau: Gia đình M sống ở một vùng quê nên còn nhiều khó khăn. Mỗi lần các em của M bị ốm, bố mẹ không đưa đến trạm y tế xã mà lại mời thầy cúng đến nhà làm lễ mong cho các em khỏi bệnh.
a) Theo em, nguyên nhân nào dẫn tới hành vi của bố mẹ M? Hậu quả của hành vi đó là gì?
b) Nếu là M em sẽ làm gì để ngăn cản hành vi của bố mẹ?
` `
A) Nguyên nhân là do các hủ tục phong kiến đã dẫn đến hành vi của bố mẹ M
Hậu quả: bênh không những không được chữa trị mà còn làm tái phát thêm nếu không khám kịp thời, nguy hiểm hơn là có thể ảnh hưởng tính mạng của trẻ
B) Nếu là M em sẽ nói với bố mẹ là hành vi này không nên làm và sẽ càng ngày làm bệnh của con nặng hơn, nếu bố mẹ không nghe mà bắt ép phải nghe theo bố mẹ thì em sẽ nhờ sự trợ giúp của bà con, người thân quen
` `
` `
` `
Tình huống 2. Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: T thường bị các bạn trong lớp trêu chọc quá mức và đặt cho nhiều biệt danh khó nghe. Trước hành vi của các bạn, T đã bình tĩnh suy nghĩ và nhận thấy, nếu mình càng tỏ thái độ khó chịu thì các bạn càng trêu. Vì vậy, T quyết định sẽ dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để yêu cầu các bạn không trêu chọc mình nữa. T nghĩ, nếu tình trạng xấu vẫn tiếp diễn thì sẽ tìm sự giúp đỡ từ mọi người.
a) Em hãy cho biết bạn T đã làm gì để ứng phó với hành vi trêu chọc quả mức của các bạn?
`=>` Bạn đã bình tĩnh suy nghĩ và nhận thấy, nếu mình càng tỏ thái độ khó chịu thì các bạn càng trêu. Vì vậy, T quyết định sẽ dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để yêu cầu các bạn không trêu chọc mình nữa. T nghĩ, nếu tình trạng xấu vẫn tiếp diễn thì sẽ tìm sự giúp đỡ từ mọi người.
b) Ngoài cách xử lý của T em còn cách xử lí nào khác trong trường hợp trên?
`=>` Ngoài cách đó , ngay từ đầu em sẽ hòa giải với các bạn, nếu các bạn nhất quyết trêu chọc thì em sẽ báo với giáo viên để giải quyết
` `
c) Nếu là bạn của T khi được nhờ giúp đỡ em sẽ giúp bạn như thế nào?
`=>` Em sẽ nhiệt tình giúp T không bị các bạn trêu chọc nữa và nói rõ với những bạn đó hiểu rằng T không thích việc bị trêu như vậy
` `
Tình huống 3. Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia.
` `
a) Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?
`=>` Không vì đó là trách nhiệm của mọi công dân chứ không chỉ riêng người lớn
b) Nếu là bạn của C, em sẽ làm thế nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội?
`=>` Em sẽ phổ biến, đề cập về trách nhiệm của học sinh về phòng chống TNXH cho C hiểu
`_____________________`
Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến tệ nạn xã hội? Hãy chia sẻ những hậu quả của tệ nạn xã hội mà em biết?
Do gia đình nuông chiều từ bé
`+` Bị dụ dỗ, lôi kéo, rủ rê, ép buộc
`+`Hiếu kì, tò mò
`+`Bắt chước đua đòi
`+` Sự vô tâm, thờ ơ của nhà trường, xã hội, gia đình
Hậu quả:
`-` Gây nguy hiểm tính mạng con người, đặc biệt có thể dẫn đến sa đọa
`-` Gây ra sự tan vỡ của hạnh phúc gia đình, làm mất trật tự xã hội..
`-` Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, đạo đức, bản chất vốn có đáng quý của con người
`-` Kinh tế xảy ra cạn kiệt, ảnh hưởng nhiều đến vật chất, đời sống của người mắc phải tệ nạn xã hội
`-` Gây ra những hành động vi phạm pháp luật, pháp lí và làm cho những người xung quanh lo lắng, lo âu
Câu 4: Hiện nay, tệ nạn ma túy đang lan lỏi vào trong học đường và là vấn đề quan tâm, lo lắng của toàn xã hội, nhất là các phụ huynh học sinh. Xin hỏi nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm gì trong việc phòng, chống ma túy cho học sinh
Là trách nhiệm của Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác trong phòng chống ma túy
Cụ thể theo Điều 10 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 quy định trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác như sau:
`-` Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma tuý;
`-` Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý;
`-` Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý.
câu 3: nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội:
- thiếu hiểu bt, kĩ năng
- lười lao động
- ham chơi, đua đòi
- thik hưởng thụ
- thiếu sự quan tâm
- bị dụ dỗ, lôi kéo
hậu quả của tệ nạn xh:
- ảnh hưởng đến sk, tính mạng
- sa sút tinh thần, tâm lí
- gây rối an ninh, trật tự xh
- sa sút kinh tế gd
- tan vỡ hp gd
- suy giảm giống nòi
câu 4: trách nhiệm của nhà trường và cơ sở gd là:
-lm rõ dc các tác hại của tệ nạn xh giúp hs tự nhận thức và tránh xa
-tổ chức các buổi tuyên truyền, diễn kịch lm nâng cao nhận thức của hs
-bảo vệ hs khỏi những tệ nạn xh đặc biệt là các trường gần vùng biên giới việt lào
câu 5: trách nhiệm của công dân:
- tích cực tham gia các hđ tuyên truyền phòng chống tệ nạn xh
- giáo dục, khuyên ngăn con em ko dc tử các tệ nạn xh dù chỉ 1 lần
- phê phán tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội
liên hệ vs bản thân
-bản thân cần chăm chỉ ht, ngoan ngoãn ko dính đến bất cứ tệ nạn xh nào
-cần tự nhận thức, tránh xa các tệ nạn
-khuyên ngăn các bn cs ý định thử, tham gia, dính đến tệ nạn xh
câu 6:
tình huống 1:
a. nguyên nhân: vì bố mẹ M sống ở vùng quê, chx phát triển, còn tồn tại nhiều phong tục suy nghĩ cổ hủ mê tín dị đoan
hậu quả:
- suy giảm niềm tin sống vào thực tại
-lm những việc ngớ ngẩn theo lời thầy cúng ăn uống các thứ ko rõ nguồn gốc, ảnh hưởng sk
b.
- em sẽ lm rõ sự việc, cho bố mẹ thấy rg thứ mà thầy cúng lm đều vô nghĩa ko cs tác dụng
-phá bỏ các suy nghĩ mê tín sai lệch của bố mẹ, phổ cập các kiến thức hiện dại hơn cho bome và khuyên nên đưa e đi trạm y tế, cho bome thấy tác dụng hiệu quả mà thuốc hiện đại mang lại
tình huống 2:
a. T đã bình tĩnh lại, dùng lời lẽ nhẹ nhàng để yêu cầu các bn ko trêu chọc mik nx
b. báo vs thầy cô giáo nha (sẽ cs 1 số cách hay hơn nhưng mik chx suy nghĩ ra)
c. em sẽ giúp T ổn định tinh thần, khuyên ngăn các bn khác ko nên trêu chọc T nx, nhớ sự can thiệp của các thầy cô giáo
tình huống 3:
a. em ko đồng tình vs suy nghĩ của C, vì tệ nạn xh ko những xuất hiện ở người lớn mà phần lớn tập trung vào trẻ em vì trẻ em ko đủ kĩ năng, kinh nghiệm nên trẻ em cx cs 1 phần trách nhiệm, nếu ko tham gia tức là đang ko lm đúng vs trách nhiệm của bản thân
b. e sẽ lấy 1 số vd điển hình để lm rõ trách nhiệm của bản thân trong việc phòng chóng tnxh ( bn nên lấy vd từ nôi trường sống xung quanh, tùy theo từng vùng miện nhé)
chúc bn học tốt!
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2024 Giai BT SGK