Bảng thống kê chiến dịch Biên giới là:
-Sau 29 ngày đêm quân ta chiến đấu quyết liệt, anh dũng và mưu trí (16/9 đến 14/10/1950), chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 đã giành thắng lợi. Đây là chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam vào hệ thống phòng ngự của quân Pháp trên tuyến Cao Bằng - Lạng Sơn, mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược ( 1946-1954)
-Năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực, trong nước có nhiều biến đổi lớn:
+Trên thế giới: Các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố, phát triển và lớn mạnh về mọi mặt. Trong đó, Liên Xô giành được nhiều thắng lợi quan trọng trong xây dựng, phát triển đất nước, có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ La-tinh. Ngày 30/1/1950, Việt Nam và Liên Xô chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
- Trong khu vực: Sau ngày thành lập (1/10/1949), Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố là một nước dân chủ mới, thực hiện chuyên chính dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo; đồng thời tuyên bố đoàn kết với tất cả các nước và dân tộc yêu chuộng hòa bình, tự do trên thế giới, cùng các dân tộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của đế quốc để giữ gìn nền hòa bình lâu dài. Ngày 18/1/1950, Việt Nam và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Tình hình trong nước: Sau chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947, quân và dân ta tiếp tục giành nhiều thắng lợi quan trọng: Lực lượng kháng chiến phát triển về mọi mặt; chiến tranh du kích được đẩy mạnh ở vùng sau lưng địch; lực lượng vũ trang ba thứ quân hình thành tương đối hoàn chỉnhđặc biệt là bộ đội chủ lực phát triển nhanh, phương thức tác chiến phát triển từ đánh du kích lên đánh tập trung, với nhiều chiến dịch quy mô nhỏ trên chiến trường.Thực dân Pháp thực hiện kế hoạch mới, được Mỹ giúp sức ráo riết thực hiện Kế hoạch Rơ-ve, tập trung lực lượng mở rộng chiếm đóng vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ; ra sức phong tỏa biên giới nhằm ngăn chặn sự chi viện của cách mạng Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam; bao vây, cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
-Trước tình hình đó, để đẩy mạnh kháng chiến tiến lên một bước mới. Tháng 6/1950, Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch lớn đánh địch trên tuyến biên giới Việt - Trung với mục đích tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường giao thông với các nước xã hội chủ nghĩamở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc
-Ngày 7/7/1950, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định mở chiến dịch giải phóng vùng biên giới Đông Bắc tại khu vực Cao Bằng - Lạng Sơn, lấy mật danh là Chiến dịch Lê Hồng Phong II, tiến công phòng tuyến của địch trên đường số 4, tập trung vào khu vực Cao Bằng - Thất KhêĐây là chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên của quân đội ta, mang ý nghĩa chiến lược rất to lớn. Sự thành bại trong chiến dịch này có ảnh hưởng quyết định đến việc thay đổi cục diện chiến tranh,đến lòng tin của quân và dân đối với đường lối kháng chiến của Đảng, đến quá trình xây dựng, trưởng thành của quân đội trong giai đoạn cách mạng mới. Với ý nghĩa đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: Chiến dịch này hết sức quan trọng, chỉ được thắng không được thua![1]Với quyết tâm giành thắng lợi cho chiến dịch lớn có ý nghĩa chiến lược quan trọng này, Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp nghiên cứu tình hình, phê chuẩn kế hoạch tác chiến, chỉ đạo các ngành ở Trung ương và địa phương đem hết sức mình phục vụ tiền tuyến và thực hiện sự phối hợp chiến trường trên toàn quốc để bảo đảm cho chiến dịch toàn thắng. Liên khu Việt Bắc là địa phương chính động viên sức người, sức của phục vụ chiến dịch. Để bảo đảm chắc thắng, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định sử dụng nhiều đơn vị mạnh tham gia chiến dịch. Với tổng số lực lượngtương đương hai đại đoàn, Chiến dịch Biên Giới đã vượt tất cả các chiến dịch trước đây về quy mô sử dụng lực lượng.
-Ngày 27/7/1950, Thường vụ Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch. Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy mặt trận và Chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy chiến dịch. TổngTổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng chiến dịch; đồng chí Lê Liêm làm Chủ nhiệm Chính trị; đồng chí Trần Đăng Ninh làm Chủ nhiệm Cung cấp.
-Tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trên đường ra mặt trận, Người ân cần thăm hỏi, nắm thêm tình hình, động viên bộ đội, dân công.
-Ngày 16/8/1950, sau khi cân nhắc, thảo luận, Đảng ủy chiến dịch quyết định đánh Đông Khê trước để mở màn chiến dịch; đồng thời, tổ chức tiêu diệt quân ứng cứu cho Đông Khê, sau đó đánh xuống Thất Khê và chỉnh đốn rồi tiếp tục đánh Cao Bằng
-Lực lượng của thực dân Pháp tại biên giới hầu hết là các đơn vị tinh nhuệ, tổng số binh lực chiếm đóng và cơ động là 11 tiểu đoàn, 9 đại đội bộ binh, 4 đại đội cơ giới, 4 đại đội công binh, 27 khẩu pháo các loại và 8 máy bay; xây dựng thành các cụm cứ điểm có lô cốt, hầm hào tương đối kiên cố, hỏa lực chi viện được cho nhau.
-Lực lượng của ta tham gia chiến dịch với khoảng 2/3 lực lượng chủ lực của Bộ, cùng lực lượng chủ lực của Liên Khu Việt Bắc và lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích của hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn;được phân chia làm ba mặt trận: mặt trận Đông Khê đánh cụm cứ điểm Đông Khê và quân dù có thể nhảy xuống quanh Đông Khê; mặt trận đánh quân ứng chiếm bố trí ở đoạn đường giữa Đông KhêThất Khê; mặt trận Na Sầm - Lạng Sơn có nhiệm vụ phá đường, tiêu hao, quấy rối, phục kích địch trên đoạn đường Thất Khê - Lạng Sơn.Chiến dịch Biên Giới diễn ra 3 đợt:
Đợt 1 (từ ngày 16 đến ngày 20/9/1950): Ta tập trung lực lượng đánh trận then chốt tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê.
Đợt 2 (từ ngày 21 đến ngày 29/9/1950): Tiến hành trận then chốt quyết định tiêu diệt hai binh đoàn Lơ Pa-giơ và Sác - tông.
Đợt 3 (từ ngày 9 đến ngày 14/10/1950): Địch ở Thất Khê, Na Sầm, Lạng Sơn rút chạy, ta truy kích địch giải phóng Thất Khê, Na Sầm
-Sáng ngày 16/9/1950, ta bắt đầu nổ súng đánh cụm cứ điểm Đông Khê mở màn chiến dịch. Mặc dù địch chống cự hết sức quyết liệt và tình huống chiến đấu diễn ra rất gay go, phức tạp, song bộ đội ta vẫn dũng cảm chiến đấu, tổ chức nhiều đợt xung phong, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Sáng ngày 18/9, bộ đội ta chiếm toàn bộ cụm cứ điểm Đông Khê.
-Sau thất bại Đông Khê, Tổng chỉ huy Pháp ở Đông Dương vội vàng thực hiện kế hoạch rút quân khỏi thị xã Cao Bằng, điều động binh đoàn Lơ Pa-giơ ở Thất Khê hành quân tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón binh đoàn Sác-tông từ Cao Bằng rút về.Ngoài ra, Bộ chỉ huy quân Pháp còn mở cuộc hành quân Phô-cơ đánh lên vùng tự do Thái Nguyên, nhằm thu hút chủ lực của ta, giải tỏa cho hướng biên giới Cao Bằng - Lạng Sơn.
-Nhờ phán đoán từ trước và đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó, ta vẫn tập trung lực lượng tại biên giới, kiên quyết tiến hành kế hoạch chiến dịch như đã xác định. Bộ Chỉ huy chiến dịch tập trung gần như toàn bộ lực lượng để đánh quân địch đi tiếp viện, lấy đó là đòn đánh then chốt quyết định giành toàn thắng.
-Từ ngày 1/10 đến 5/10/1950 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt ở khu vực phía Nam và phía Tây Đông Khê. Binh đoàn Lơ Pa-giơ chẳng những không thực hiện được ý định chiếm Đông Khê mà còn bị ta tiêu diệt một bộ phận, cuối cùng phải chạy dồn vào khu núi đá Cốc Xá, nơi có địa hình hiểm trở, dựa vào đó cố thủ và lấy đó làm địa địa điểm đón quân Sác-tông.
-Từ ngày 5/10 đến 7/10/1950, với tinh thần chiến đấu dũng cảm, 4 tiểu đoàn của ta đã liên tục công kích địch ở Cốc Xá. Lơ Pa-giơ cùng ban tham mưu và một bộ phận tàn quân chạy thoát, nhưng đến chiều 8/10/1950 toàn bộ bị bắt gọn.
-Ngày 7/10/1950, binh đoàn Sác-tông bị quân ta bao vây công kích tại khu điểm cao 477 (cách Cốc Xá 3km).
-Ngày 8/10/1950, một tiểu đoàn do Đờ-la Bôm chỉ huy từ Thất Khê tiến lên định ứng cứu cho Lơ Pa giơ và Sác-tông cũng bị ta đánh tan. Địch liên tiếp rút chạy khỏi Na Sầm, Đồng Đăng, thị xã Lạng Sơn, Lạng Giang, Lộc Bình, Đình Lập, An Châu.
-Ngày 14/10/1950, Chiến dịch Biên Giới kết thúc.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!
Copyright © 2024 Giai BT SGK