Trang chủ GDCD Lớp 7 Câu 6: - Thế nào là căng thẳng tâm lý, các tình huống thường gây căng thẳng, biếu hiện của...
Câu hỏi :

Câu 6: - Thế nào là căng thẳng tâm lý, các tình huống thường gây căng thẳng, biếu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng - Nêu nguyên nhân, hậu quả và các cách ứng phó tích cực khi căng thẳng

Lời giải 1 :

Câu 6:

Các tình huống gây căng thẳng và khái niệm?

  • Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về tinh thần, thể chất. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lí cao hoặc căng thẳng trong một thời gian dài có thể gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần và thể chất. các tình huống gây căng thẳng như bị tảy chay, bị bắt nạt, thay đổi chỗ ở, áp lực học tập,thay đổi cơ thể,…

Một số biểu hiện của cơ thể khi căng thẳng:

  • Một số biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng: mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau bụng,...

Nguyên nhân gây ra căng thẳng:

  • Nguyên nhân gây ra căng thẳng có thể đến từ những tác động bên ngoài như: áp lực học tập, các mối quan hệ bạn bè, kỳ vọng của gia đình,... hoặc có thể xuất phát từ chính bản thân như: tâm lý tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, các vấn đề về sức khỏe,...
  1. Ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng:
  • Tâm lý căng thẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập, cuộc sống hàng ngày và sự phát triển của cơ thể: kết quả học tập giảm sút, mất tập trung, đau nhức cơ thể, suy giảm trí nhớ, cáu gắt, bạo lực,... và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ trong cuộc sống

Cách ứng phó tích cực khi căng thẳng:

  • Khi bị căng thẳng, em cần nhận diện được những biểu hiện cơ thể và cảm xúc của bản thân; tìm hiểu nguyên nguyên nhân gây ra căng thẳng, sau đó có cách ứng phó tích cực.
  • Một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng là: đối mặt và suy nghĩ tích cực, vận động thể chất, tập trung vào hơi thở, yêu thương bản thân,... Khi cảm thấy quá căng thẳng hay muốn lo quá lớn không thể tự mình xử lý được hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như người thân, thầy cô, bạn bè,...

Lời giải 2 :

Căng thẳng tâm lý là trạng thái đầy áp lực trong tâm trí và cơ thể của một người. Đây là một trạng thái cảm xúc mà con người có thể trải nghiệm khi đối mặt với các tình huống khó khăn, áp lực công việc, quan hệ xã hội, sức khỏe y tế, tài chính, gia đình hoặc bất kỳ sự kiện nào có tính cạnh tranh, đe dọa, không chắc chắn hoặc đầy thách thức12.

Các tình huống thường gây căng thẳng bao gồm: áp lực công việc, vấn đề học tập và áp lực điểm số, thiếu thời gian, gánh nặng tài chính, sự ra đi của những người thân quen, vấn đề gia đình, các vấn đề về sức khỏe như thường xuyên đau ốm, mắc bệnh hiểm nghèo34.

Biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng có thể bao gồm: đau và nhức mỏi, đau ngực hoặc nhịp tim nhanh, kiệt sức hoặc khó ngủ, nhức đầu, chóng mặt hoặc run rẩy, huyết áp cao, căng cơ hoặc nghiến chặt hàm, các vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa56.

Căng thẳng có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe như ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ cơ, hệ tim mạch, gây nên những rối loạn về mặt tinh thần, và làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người xung quanh và đến việc học tập, lao động78.

Cách ứng phó tích cực khi căng thẳng có thể bao gồm: tìm những trò chơi mới để khiến bản thân trở nên vui vẻ, bình tĩnh để giải quyết căng thẳng, cố gắng suy nghĩ tích cực hơn, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, chia sẻ căng thẳng với bạn bè, thầy cô giáo, người thân để giải tỏa910.

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK