Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp trong suy nghĩ và tình cảm của tác giả qua văn bản...
Câu hỏi :

Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp trong suy nghĩ và tình cảm của tác giả qua văn bản mẹ và quả

Lời giải 1 :

Bài thơ là một hiện minh thuyết phục về luật nhân quả trong cuộc sống con người. Hình tượng mẹ và quả xuyên suốt toàn bài thơ làm sáng rõ thêm cho luật nhân quả đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi chúng ta.

Những mùa quả mẹ tôi hái được

   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Hai câu thơ mở đầu là một sự khẳng định, định hướng tính biện chứng về luật nhân quả. Dẫu tay của ai khác có thể khỏe, chắc hơn tay mẹ nhưng phẩm chất của mẹ là tự lực cánh sinh. Là người từng trải mẹ không thiếu kinh nghiệm về sự trả giá đó. Mẹ chỉ thu hoạch được, hái được những mùa quả từ tay mẹ vun trồng mà thôi. Những mùa quả với mẹ cần thiết biết bao, không thể thiếu nó được. Và nữa, những mùa quả không phải lúc nào cũng có, thậm chí có khi “thất bát” trắng tay nhưng thường là tuần tự theo một chu kỳ nhất định, lặn rồi lại mọc – như mặt trời khi như mặt trăng. Cho nên theo mẹ không thể “Đại Lãn chờ sung” mà được, phải có thời gian vun trồng, chăm sóc và chờ đợi. Sự “vun trồng” của mẹ phụ thuộc vào đôi bàn tay mẹ, vun trồng chu đáo kỹ lưỡng ắt sẽ được quả tốt.

Thời gian chăm sóc – chờ đợi là thời gian quả lặn. Còn khi thu hoạch chính là thời gian quả mọc. Hai từ “lặn” và “mọc” thật ấn tượng. Đây là một ẩn dụ đầy tính sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi nói về luật nhân quả trong chu kì trồng trọt của nhà nông.

      Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Các câu thơ đọc lên nghe thật ấm áp, dân giã, tưởng như không có gì dân giã hơn, bởi đó là lời ăn tiếng nói hàng ngày gắn bó thân thiết của nhà nông. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn quả bí, quả bầu với đặc trưng của nó là “lớn xuống”, hình dáng lại “mang dáng giọt mồ hôi mặn” nhằm diễn tả nỗi khổ học, vất vả của mẹ. Biết bao giọt mồ hôi mặn của mẹ đã nhỏ xuống âm thầm, lặng lẽ để “kết nên” những quả bí, quả bầu.

Điều thiết thực là, chính những quả bí, quả bầu này lại là nguồn sống nuôi dưỡng cho “lũ chúng tôi” lớn lên. Hẳn là mẹ rất vui và tin tưởng vào sự “vun trồng” của mình sẽ được đền bù xứng đáng. Không có người mẹ nào nuôi con mà kể công lao.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

 Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tứ của bài thơ chính là ở hai câu này. Đời của mẹ đã bao lần hái được quả nhưng điều để mẹ toại nguyện hơn cả là mong muốn các con trở thành một thứ “quả lành có ích” cho đời vì mẹ đã “thất thập cổ lai hy” rồi. Đọc tiếp hai câu cuối của bài thơ mới thấy chữ hiếu của đứa con đặt ra vượt hẳn trên suy nghĩ bình thường của mẹ, của nhân gian:

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

 Mình vẫn còn một thứ quả non xanh

Thật là tài tinh. Nguyễn Khoa Điềm nghĩ được như vậy quả là đại hiếu đối với mẹ. Đằng sau nỗi day dứt thường niên đó là một tấm lòng “cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” của nhà thơ. Rằng, bất cứ ai đọc Mẹ và quả, hẳn đều cảm ơn mẹ – chính mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục nên một người con tuyệt vời là tác giả của bài thơ. 

Lời giải 2 :

Bài thơ "Mẹ và quả" của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ hay và ý nghĩa, thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ. Bài thơ không chỉ là lời ca ngợi công lao to lớn của mẹ mà còn là những suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc của tác giả về tình mẫu tử.

          - Thứ nhất, tác giả có cách cảm nhận mới mẻ, độc đáo về tình mẫu tử.

    +Tác giả không chỉ cảm nhận tình mẫu tử qua những hình ảnh quen thuộc như: "gừng cay muối mặn", "mẹ già như chuối chín cây",... mà còn cảm nhận tình mẫu tử qua những hình ảnh cụ thể, gần gũi của thiên nhiên, cuộc sống. Đó là hình ảnh những quả bí, quả bầu "lớn xuống" mang dáng giọt mồ hôi mặn, là hình ảnh những quả ổi xù xì, gai góc nhưng lại chứa đựng "bao nhiêu chua cay" của cuộc đời. Những hình ảnh này đã gợi lên cho người đọc nhiều suy ngẫm về tình mẫu tử: tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, bao la, là sự hi sinh, tần tảo, chịu thương chịu khó của mẹ.


   -Thứ hai, tác giả có tình cảm yêu thương mẹ sâu sắc, chân thành:

+Tình cảm yêu thương mẹ của tác giả được thể hiện qua nhiều hình ảnh, chi tiết trong bài thơ. Đó là hình ảnh tác giả "ôm mẹ và quả", là hình ảnh tác giả "hóang ợ" khi nghĩ đến ngày bàn tay mẹ mỏi, là hình ảnh tác giả "cảm ơn" mẹ vì những gì mẹ đã làm cho mình. Tình cảm yêu thương mẹ của tác giả là tình cảm chân thành, sâu sắc, được thể hiện một cách trực tiếp và giản dị.

              -   Thứ ba, tác giả có những suy nghĩ sâu sắc về tình mẫu tử. Tác giả đã có những suy nghĩ sâu sắc về tình mẫu tử qua những câu thơ:

"Mẹ ơi, quả bóng của trời

Có bao nhiêu chua cay

Có bao nhiêu cay đắng

Mẹ ơi, quả bóng của đời

Có bao nhiêu ngọt ngào

Có bao nhiêu yêu thương".

Những câu thơ này đã thể hiện sự thấu hiểu và trân trọng của tác giả đối với tình mẫu tử. Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý, là nguồn cội của sự sống. Tình mẫu tử mang đến cho con người bao nhiêu chua cay, cay đắng của cuộc đời nhưng cũng mang đến bao nhiêu ngọt ngào, yêu thương.

  Vẻ đẹp trong suy nghĩ và tình cảm của tác giả qua văn bản "Mẹ và quả" đã góp phần làm nên thành công của bài thơ. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng, yêu thương và trân trọng đối với mẹ.

#TuanKoVui

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK