Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Ở miền Nam, độ mươi năm trở lại đây, người ta đã có nhãn bán đầy đường, bán từng ký,...
Câu hỏi :

Ở miền Nam, độ mươi năm trở lại đây, người ta đã có nhãn bán đầy đường, bán từng ký, bán từng mớ và cũng bán từng trăm bó lại, trông đẹp mắt vô cùng nhưng riêng tôi ít khi dùng vì ngay lúc mới bắt đầu có nhãn ở đây, tôi thấy nhãn ở đây "trơ" quá. Cố ăn để thưởng thức hương vị của thời trân, càng nhớ quả nhãn Bắc Việt, cũng là quả nhãn mà sao khác một trời một vực! Cô Ba thử tưởng tượng những quả nhãn to gần bằng trái chôm chôm bó lại, chung quanh có lá xanh ôm lấy quả vàng ong óng như những vòng tay ôm ấp người thương, chỉ nhìn thế thôi cũng đã sướng mắt rồi phải không? Chưa thấm, cô Ba à: lột vỏ ra, đưa lên miệng còn sướng hơn. Cái cùi nhãn trắng như ngà, mà dày, mà thơm mà lại ngọt như đường phèn, làm cho ta thoạt đầu chỉ muốn giữ nguyên ở lưỡi, vì sợ nuốt vội thì phí quá. Nhưng nhãn ấy thì ăn thua gì so với nhãn lồng, nhãn tiến, không to sồ sộ như thế mà ăn vào còn mê ly gấp ngàn lần! Cái giống nhãn này lớn chừng nào thì cùi dày chừng ấy, lột vỏ ra không có nước dính tay, nhưng ăn vào thì nước nhiều, hưng thm ngào ngạt, nhằn mãi mới thấy cái hột có khi chỉ to bằng đầu ngón tay của đứa trẻ con mới đẻ. Bây giờ, gặp ai ăn nhãn, tôi cảm thấy như vậy vẫn còn thấy rõ ràng những ngày tháng sáu ngày xưa, cứ mỗi khi nhãn sắp chín thì ông Hương Tam lại lên mời mẹ tôi mua một vài cân. Nhãn mà ăn nhãn Hưng Yên hay nhãn Cót thì quả là trời sầu đất thơm, quỉ khốc, thần kinh! Anh có thể ngồi trên bãi cỏ, bảo trẻ trảy nhãn cho anh ăn kỳ thích thì thôi, nhưng biết thế nào là thích? Vì thế, hàng năm những gia đình đủ ăn ở Hà Nội thường đặt mua năm mười cân nhãn "gia dụng" để ăn dần cho đến hết mùa. Nhiều người bảo rằng giống nhãn ăn vào nóng lắm. Tôi chưa có dịp nghiên cứu xem lời ấy có đúng không, nhưng có một vài lần tôi đã say nhãn, từa tựa như say rượu nếp cẩm, uống vào ngọt lừ lừ nhưng say lúc nào không biết, say nhè nhẹ, say êm đềm, mà có thể say lơ mơ như thế hai ba ngày. Có người bảo ăn long nhãn cũng có thể say như thế. Long nhãn phần nhiều làm bằng nhãn Lạng Sơn. Đây là đất sản xuất một phần lớn tổng số tiêu thụ trên toàn quốc. Vừa ăn, và ngắm nghía miếng long nhãn, người ta thấy cùi nhãn này dày ở phần trên, mà mỏng ở phía dưới, chớ không dày toàn diện như những quả nhãn lồng, nhãn điếc mà ta ăn hàng ngày hay bóc ra lồng một hạt sen vào bên trong nấu chè để thưởng thức vào những buổi chiều oi bức. 1. Cho bt nội dung chính của vb trên? 2. Tìm nhg từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả trg đoạn văn. qua đó, tác giả đã bộc lộ tình cảm gì? 3. Tìm các từ láy và cho bt tác dụng của từ láy đó trg đoạn văn sau: "Tôi chưa có dịp nghiên cứu xem lời ấy có đúng không, nhưng có một vài lần tôi đã say nhãn, từa tựa như say rượu nếp cẩm, uống vào ngọt lừ lừ nhưng say lúc nào không biết, say nhè nhẹ, say êm đềm, mà có thể say lơ mơ như thế hai ba ngày. " 4. Đọc đoạn trích em rút ra bài học j cho bản thân?

Lời giải 1 :

1, Nội dung chính của văn bản là đặc sản nhãn của miền Bắc và hương vị thơm ngon, giá trị nông sản cao của loại nhãn này

2,

đẹp mắt vô cùng, càng nhớ, sướng mắt, sướng hơn, nuốt vội thì phí quá, mê ly gấp ngàn lần, quỉ khóc, thần kinh

3,

từa tựa, lừ lừ, nhè nhẹ, êm đềm, lơ mơ

Tác dụng: thể hiện chân thực, sinh động, đầy sức gợi hình, gợi cảm cảm xúc của nhân vật trữ tình khi được thưởng thức trái nhãn đặc sản. Đồng thời, từ láy cũng thể hiện tình cảm dành cho nhãn của nhân vật 

4,

Bài học mà em rút ra đó là nhãn của miền Bắc là đặc sản thơm ngon và đem lại giá trị nông sản cao và đủ sức để khiến ai ăn một lần rồi cũng nhớ mãi 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK