Trang chủ Toán Học Lớp 9 giải giúp mik câu c vs ạ.Mik cần gấp ngay và luôn ạ Cho đường tròn (O; R) . Từ...
Câu hỏi :

giải giúp mik câu c vs ạ.Mik cần gấp ngay và luôn ạ Cho đường tròn (O; R) . Từ một điểm A ở ngoài đường tròn, kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm ). Gọi H là trung điểm của BC. a) C/minh 3 điểm A, H, O thẳng hàng và các điểm A, B, C, O cùng thuộc một đường tròn. b) Kẻ đường kính BD của (O). Vẽ CK vuông góc với BD. Chứng minh AC. CD = CK. AO. c) Tia AO cắt đường tròn (O) tại M và N. Chứng minh MH. NA=MA. NH. d) AD cắt CK tại I . Chứng minh rằng I là trung điểm của CK.

Lời giải 1 :

Đáp án:

a) $AB,AC$ là tiếp tuyến của $(O)\Rightarrow AB=AC$.

$\Rightarrow A$ thuộc đường trung trực của $BC$.

Ta có $OB=OC$ (bán kính của hình tròn).

$\Rightarrow O$ thuộc đường trung trực của $BC$.

$\Rightarrow AO$ là đường trung trực của $BC$

$\Rightarrow AO$ đi qua trung điểm của $BC$

$\Rightarrow AO$ đi qua $H\Rightarrow A,H,O$ thẳng hàng.

$AB$ là tiếp tuyến của $(O)\Rightarrow \widehat{ABO}=90^\circ$.

$AC$ là tiếp tuyến của $(O)\Rightarrow \widehat{ACO}=90^\circ$.

Ta có $\widehat{ABO}+\widehat{ACO}=90^\circ+90^\circ=180^\circ$

$\Rightarrow ABOC$ là tứ giác nội tiếp (dấu hiệu nhận biết).

$\Rightarrow A,B,C,O$ cùng thuộc một đường tròn.

b) Ta có $\widehat{BCD}=90^\circ$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).

$\Rightarrow\widehat{DBC}+\widehat{BDC}=90^\circ$

Lại có $\widehat{KCD}+\widehat{CDK}=90^\circ$

$\Rightarrow\widehat{DBC}+\widehat{BDC}=\widehat{KCD}+\widehat{CDK}$

$\Rightarrow\widehat{DBC}=\widehat{KCD}$ (loại góc trung gian).

Tứ giác $ABOC$ nội tiếp (chứng minh trên).

$\Rightarrow\widehat{DBC}=\widehat{OAC}$ (góc nội tiếp cùng chắn cung $OC$).

Kết hợp hai góc vuông ta có $\Delta AOC\backsim\Delta CDK$ (góc-góc).
$\Rightarrow\dfrac{AC}{CK}=\dfrac{AO}{CD}\Rightarrow AC.CD=AO.CK$.
c) $AB$ là tiếp tuyến của $(O)$ với $B$ là tiếp điểm

$\Rightarrow\widehat{ABM}=\widehat{MNB}$ (cùng chắn cung $BM$).

Ta có $\widehat{MBN}=90^\circ$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).

$\Rightarrow\widehat{BMN}+\widehat{MNB}=90^\circ$.

Lại có $\widehat{BMN}+\widehat{MBH}=90^\circ$ 

$\Rightarrow\widehat{MNB}=\widehat{MBH}$ (loại góc trung gian).

Mà $\widehat{ABM}=\widehat{MNB}\Rightarrow\widehat{MNB}=\widehat{MBH}$

$\Rightarrow BM$ là tia phân giác của $\widehat{ABH}$.

Mà $BM\,\bot\,BN\Rightarrow BN$ là phân giác trong của $\Delta ABH$.

Áp dụng tính chất các đường phân giác trong tam giác:
$\dfrac{AM}{MH}=\dfrac{AB}{BH}=\dfrac{AN}{HN}\Rightarrow AM.HN=AN.MH$.
d) Gọi $E$ là giao điểm của $AD$ và $(O)$.

Ta có $AB//IK$ do cùng vuông góc với $BD$.

$\Rightarrow\widehat{ABE}=\widehat{DIK}$ (góc đồng vị bằng nhau).

Mà $\widehat{EIC}=\widehat{DIK}\Rightarrow\widehat{EAB}=\widehat{EIC}$.

$\widehat{AHB}=\widehat{AEB}$ cùng bằng 90 độ.

$\Rightarrow ABHE$ là tứ nội tiếp (dấu hiệu nhận biết).

$\Rightarrow\widehat{EAB}=\widehat{EHC}$ (góc kề bù-góc đối).

Mà $\widehat{EAB}=\widehat{EIC}\Rightarrow\widehat{EIC}=\widehat{EHC}$

$\Rightarrow CEHI$ là tứ giác nội tiếp (dấu hiệu nhận biết).

Tứ giác $CDBE$ là tứ giác nội tiếp đường tròn $(O)$.

$\Rightarrow\widehat{CED}=\widehat{DBC}$ (góc nội tiếp cùng chắn cung $CD$).

Lại có $\widehat{OAB}=\widehat{DBC}$ (cùng phụ $\widehat{AOB}$).

$ABHE$ là tứ giác nội tiếp (chứng minh trên).

$\Rightarrow\widehat{OAB}=\widehat{BEH}$ (góc nội tiếp cùng chắn cung $OB$).

$\Rightarrow\widehat{DBC}=\widehat{BEH}\Rightarrow\widehat{CED}=\widehat{BEH}$

$\Rightarrow\widehat{CED}+\widehat{HED}=\widehat{HED}+\widehat{BEH}$

$\Rightarrow\widehat{HEC}=\widehat{BED}$ (các góc kề nhau).

Mà $\widehat{BED}=90^\circ\Rightarrow\widehat{HEC}=90^\circ$.

Tứ giác $HICE$ nội tiếp (chứng minh trên).

$\Rightarrow\widehat{HEC}+\widehat{HIC}=180^\circ$ (tổng góc đối).

$\Rightarrow\widehat{HIC}=180^\circ-\widehat{HEC}=180^\circ-90^\circ=90^\circ$

$\Rightarrow HI$ là đường cao của $\Delta HCK$.

$H$ là trung điểm của $BC$ (giả thiết).

$\Rightarrow HK$ là đường trung tuyến của $\Delta BCK$
Mà $\Delta BCK$ vuông tại $K\Rightarrow HK=\dfrac12BC=HC$
$\Rightarrow\Delta HCK$ cân tại $H$ (hai cạnh bên bằng nhau).

Mà $\Delta HCK$ có đường cao $HI$ ($I\in CK$).

$\Rightarrow HI$ là đường trung tuyến của $\Delta HCK$

$\Rightarrow I$ là trung điểm của đoạn thẳng $CK$.

image

Bạn có biết?

Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống, toán học là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ". Hãy kiên trì và không ngừng nỗ lực trong việc chinh phục những con số và công thức này!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK