Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Đề bài: Viết bài văn biểu cảm về người mà em yêu mến ( viết về mẹ ) Dàn ý:...
Câu hỏi :

Đề bài: Viết bài văn biểu cảm về người mà em yêu mến ( viết về mẹ ) Dàn ý: a) Mở bài: ( 7-10 dòng ) - Dẫn dắt, giới thiệu về về người mà em biểu cảm - Nêu ấn tượng, cảm xúc chung về người đó b) Thân bài: ( tách thành 3 đoạn ) - Đoạn 1: Biểu cảm kết hợp với miêu tả một số đặc điểm nổi bật về ngoại hình ( chú ý miêu tả để bộc lộ tình cảm, cảm xúc ) ( 20-25 dòng ) - Đoạn 2 : Biểu cảm về công việc, tính tình, tình cảm, vai trò,... của người đó ( 20-25 dòng ) - Đoạn 3 : Biểu cảm về một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người đó ( thông qua kỉ niệm để bộc lộ cảm xúc ) ( 20-25 dòng ) c) Kết bài : ( 7-10 dòng ) - Khẳng định lại tình cảm của mình đối với người đó - Liên hệ bản thân ( Lời hứa, mong ước... ) Không chép mạng, viết giống dàn ý giúp mình nha vì ngày mai mình phải nộp rồi

Lời giải 1 :

Lời bài thơ:

“Con đang lớn trong vòng tay mẹ.

Từng phút giây mạnh mẹ vươn mình.

Con trong mắt mẹ lung linh.

Gối mềm đón nhận ân tình mẹ trao.

            Đưa con tới ngọt ngào êm giấc” …

Đã gợi cho em nhớ đến người mẹ của mình- người em yêu nhất trên đời.

Mẹ năm nay ngoài 40 tuổi, trẻ trung, xinh đẹp với làn da trắng mịn. Khuôn mặt trái xoan với mái tóc cắt ngắn mềm mại ôm sát với khuôn mặt gợi nét duyên dáng, dịu hiền. Đôi môi đỏ thắm lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi. Em yêu nhất là đôi mắt của mẹ, đôi mắt to, tròn, đen huyền luôn nhìn em với ánh mắt triù mến, động viên, khích lệ. Cũng có lúc đôi mắt ấy nhìn xa xăm thả hồn vào một nơi nào đó và có chút buồn. Đôi mắt ẩn chứa cả một thế giới thầm kín. Nhiều lúc em muốn bước vào thế giới ấy để khám phá nỗi niềm của mẹ, để hiểu mẹ nhiều hơn.

Mỗi sáng, mẹ luôn là người thức dậy sớm nhất. Khi em thức dậy, đã thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, một bữa sáng đã được chuẩn bị sẵn, em thầm nghĩ có phải là cô Tấm bước ra từ quả thị đến nơi này để chăm sóc bố và anh em em không? Ngày nào cũng như ngày nào mẹ như một con thoi với phần công việc dậy sớm, bữa sáng, đưa em đến trường, đi làm, đón em về, nấu cơm, dọn dẹp, nhà cửa. Chỉ liệt kê ra thôi em cũng đã thấy mệt mỏi, sợ sệt vì khối công việc dày đặc thường xuyên. Gần như mẹ chẳng có thời gian nghỉ ngơi hay hay làm việc gì cho riêng mình. Vậy mà em không thể nhận thấy điều đấy ở mẹ. Lúc nào mẹ cũng vui vẻ, mãn nguyện, tận tâm có lúc em hỏi:

- Mẹ có mệt không? Con phụ mẹ việc nhà nhé!

Mẹ chỉ âu yếm ôm em vào lòng:

 Con thương mẹ như thế mẹ rất vui. Nhưng con đừng lo cho mẹ, chăm sóc anh em con mẹ thấy thật hạnh phúc mãn nguyện. Lúc mẹ đón các con thức dậy, đón con ở trường về nhìn thấy bố con con ăn ngon miệng là lúc mẹ vui nhất con à. Con cứ yên tâm lớn rồi chăm học con nhé! Mai này lớn hơn một chút nữa, mẹ sẽ nhờ con giúp. Lúc đó con vui vẻ nhận lời chứ?

 Tôi vâng và mong mau đến ngày đó để mẹ đỡ vất vả.

 Mẹ còn là người rất khéo tay. Bữa cơm nhà em không chỉ ngon, hấp dẫn bởi tài nấu nướng của mẹ mà còn bởi sự bày trí hài hòa, hấp dẫn nữa. Từ trái cà chua, trái dưa chuột, củ cà rốt, quả dưa leo tròn ủng, chỉ cần vài đường cắt tỉa, uốn nắn của mẹ đã trở thành những bông hoa tươi thắm đẹp mắt. Mẹ gửi cả tình yêu thương của mình vào đó, khiến mâm cơm của mẹ vô cùng đẹp mắt và hấp dẫn, luôn kích thích cái dạ dày của em, luôn khiến em vui vẻ, hào hứng với những món ăn mẹ nấu.

Em rất khâm phục sự bình tĩnh của mẹ, nhất là khi xử lý những lỗi lầm của em. Có lúc hai ngày liền, mẹ nhận hai tin nhắn từ cô giáo chủ nhiệm một tin nhắn thông báo con không học bài cũ môn công dân, một tin nhắn không làm bài tập môn tiếng Anh. Khi cô thông báo đã gửi tin nhắn về cho bố mẹ, em sẵn sàng cho một trận đòn, một hình phạt hoặc bị la mắng tơi bời. Nhưng khi về đến nhà, sau bữa cớm chiều, mẹ gọi em lại hỏi lý do vì sao? Em nói bài tiếng anh khó. Môn công dân, cô không nhắc con ghi bài nên con không ghi và không học bài. Mẹ lại hỏi “đấy là cớ hay là lí do?”. Rồi mẹ giải thích: “Đây không phải là bài khó mà là bài mới. Và với cái mới thì chỗ nào chưa hiểu thấy khó thì phải hỏi thầy cô, tìm hiểu thêm thông tin trên mạng để thật hiểu về nó rồi làm bài tập, biến nó trở thành kiến thức của mình là cơ sở để chinh phục những kiến thức tiếp theo. Con thấy khó mà bỏ không làm thì tất cả những bài sau sẽ luôn khó. Đấy không phải phong cách và mục đích của người đi học. Đi học là phải luôn chinh phục kiến thức mới, kiến thức mình chưa biết. Còn môn công dân, con là học sinh lớp bẩy rồi đâu còn là học sinh lớp một nữa mà cần cô phải nhắc con mới chép bài. Con cần chủ động trong học tập. Con có còn cho mẹ nhận những tin nhắn tương tự như vậy nữa không? Em đã hiểu những gì mẹ giải thích và tự tin trả lời: Con không mẹ ạ. Con xin lỗi mẹ! Mẹ ôm em vào lòng an ủi, con ngoan chăm học nhé! Những lời mẹ nói, em nhớ hơn đòn roi mẹ vụt và em hiểu để giữ được bình tĩnh mà khuyên em như vậy, chắc mẹ phải kìm nén rất nhiều, yêu em rất nhiều. Từ đó, em càng kính trọng và yêu mẹ nhiều hơn.

Mẹ của em là như vậy đó, rất dịu hiền, yêu thương và luôn chăm sóc chúng em hết mực. Mẹ có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến anh em em. Em rất vui, hạnh phúc và thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ. Mẹ luôn là điểm tựa, ngọn hải đăng trong trái tim em. Em yêu mẹ vô ngần.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK