Trang chủ GDCD Lớp 8 ( HỨA TRẢ ĐỦ) nêu thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay và liên hệ thực...
Câu hỏi :

( HỨA TRẢ ĐỦ) nêu thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay và liên hệ thực tế

Lời giải 1 :

- thực trạng: việc sử dụng các sản phẩm dùng một lần từ nhựa gây ra tình trạng rác thải nhựa ứ đọng không thể tái chế, tiêu huỷ, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường đất nghiêm trọng

Các nhà máy cùng với phương tiện giao thông xả khí thải liên tục gây ô nhiễm không khí, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến tầng ozone

Hiện tượng nóng lên toàn cầu gây tan băng ở hai cực, khiến cho mực nước biển dâng và ảnh hưởng xấu đến các loài động vật sống ở đây

Cháy rừng gây ô nhiễm khí quyển, ảnh hưởng tới hệ sinh thái thực vật và động vật

Giải pháp:

Hạn chế racs thải nhựa, tái chế và đặc biệt là tái sử dụng

Nghiên cứu các công nghệ tạo ra nguồn năng lượng có thể tái tạo như điện, năng lượng mặt trời

Bảo vệ rừng, trồng rừng, nâng cao ý thức mỗi người

Lời giải 2 :

*Thực trạng:

  • - Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt với sự phát triển của càng ngành công nghiệp và quá trình khai thác tài nguyên bất hợp lý khiến cho môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề.
  • - Chỉ số đo lường về chất lượng (chỉ số AQI) tại các trạm của nước ta liên tục ở mức thấp (màu vàng, màu ca). Nhất là ở TP. Hà Nội và TP. HCM với mật độ dân số cao, lượng khí thải lớn khiến cho chỉ số ô nhiễm ở đây đứng top đầu thế giới.
  • - Việc quy hoạch tại các khu đô thị chưa đi song song với vấn đề xử lý chất thải khiến cho tình trạng này luôn ở mức báo động. Theo số liệu thống kê, có tới 60% khu công nghiệp của Việt Nam chưa có hệ thống xử lý nước thải đúng theo quy định. Ngoài ra, các loại chất thải cũng không được thu gom đúng cách dẫn đến thực trạng đáng báo động như hiện nay.

 

* Liên hệ thực tế:

1.Dẫn chứng:

  • - Cá chết bất thường được phát hiện từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, lan vào khu vực Hòn La (Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ Thuỷ. Đến ngày 18 và 19/4, Quảng Trị và Huế cũng xuất hiện tình trạng này.
  • - Riêng tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn.
  • - Hàng ngày có hàng tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển.

2.Giải pháp:

  • -Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại.
  • - Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải thải ra mỗi ngày.
  • - Xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường.
  • - Không vứt rác bừa bãi.
  • - Hạn chế sử dụng các hóa chất trong nông, lâm nghiệp.
  • - Cấm các loại xe đã hết hạn, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải lưu thông.
  • - Tuyên truyền, vận động người dân để mọi người hiểu thêm về tác hại của ô nhiễm môi trường.
  • - Xử lý rác thải đúng cách.
  • - Hạn chế sử dụng các vật liệu đốt không thân thiện với môi trường

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK