Năm yêu cầu của ngày di sản văn hóa Việt Nam:
• Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa trong toàn dân
• Động viên phong trào thi đua lao động sản xuất, nâng cao kỷ luật, đạo đức cách mạng cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành văn hóa nói chung và trong lĩnh vực di sản văn hóa nói riêng
• Tăng cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
• Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với tổ chức cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Ý kiến của em về thái độ của giới trẻ ngày nay đối với văn hoá cũng như di sản văn hóa của dân tộc là:
• Hiện nay, công nghệ hiện diện ở khắp mọi nơi, các nội dung, tương tác đều qua mạng xã hội. Văn hóa của các nước phương tây du nhập vào Việt Nam cũng rất nhiều nên một số bạn trẻ dần quên đi những di sản văn hoá.
• Cũng có những bạn trẻ tham gia vào việc phục dựng, số hóa di tích, di sản, góp phần bảo tồn di sản văn hóa Việt. Điều này cho thấy, giới trẻ cũng không hề “quay lưng” với với các giá trị truyền thống.
Ý nghĩa
Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11 đã trở thành ngày hội lớn của những người làm công tác giữ gìn và phát huy di sản văn hóa, thắp sáng ngọn lửa di sản văn hoá dân tộc trong trái tim của người dân Việt Nam
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2024 Giai BT SGK