Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 em có suy nghĩ, cảm nhận gì về bài thơ mùa xuân nho nhỏ cũng như khao khát được hiến...
Câu hỏi :

em có suy nghĩ, cảm nhận gì về bài thơ mùa xuân nho nhỏ cũng như khao khát được hiến dâng của tác giả? (ko chép gg)

Lời giải 1 :

Hoàng 2k10:    

   Bài thơ "mùa xuân nho nhỏ" của tác giả đã mang đến cho em một cảm nhận. Tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự khao khát hiến dâng và chia sẻ niềm vui, tình yêu và sự sống trong mùa xuân.     

   Từng câu thơ trong bài thơ đều thể hiện sự mê hoặc và tình yêu của tác giả dành cho mùa xuân. Tác giả muốn chia sẻ niềm vui và sự phấn khởi khi mùa xuân đến, khi mọi thứ đều trở nên tươi mới và đầy hứa hẹn.

   Tác giả cũng thể hiện xự khao khác đc hiến dâng và chia những điều tốt đẹp nhất của mik trong mùa xuân. Đó có thể là tình yêu, sự chăm sóc, hoặc những niềm vui nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày.

    Tổng cộng, bài thơ mang đến cho em một cảm nhận về sự tươi mới và hy vọng của mùa xuân, cũng như khao khát được hiến dâng và chia sẻ niềm vui và tình yêu trong cuộc sống.

mog tus cho 5* và lời cảm ơn nha :D

Lời giải 2 :

Mùa xuân luôn là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho nghệ thuật từ cổ chí kim. Xuân đâu chỉ là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên mà còn ẩn chứa những khát vọng bỏng cháy của con người. Và Thanh Hải – nhà thơ của xứ Huế mộng mơ đã có cho mình một “Mùa xuân nho nhỏ”, khiêm nhường mà tươi thắm vô ngần…

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980. Lúc này, nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, ông vẫn miệt mài sáng tạo nghệ thuật.

Mở đầu tác phẩm, Thanh Hải vẽ nên bức tranh xuân với những gam màu thật ấm áp:

"Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc."

"Mọc" là động từ chỉ sự vươn lên trỗi dậy mạnh mẽ. Thanh Hải đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, chữ "Mọc" đặt ở đầu câu thơ gợi ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt đến bất ngờ của thiên nhiên, tạo vật. Bông hoa đang nở rộ, phô màu tím khoe sắc thắm trên dòng sông xanh biếc. Thanh Hải sử dụng những gam màu dịu dàng, nên thơ, gợi nhắc đến đặc trưng của Huế. Xuân miền Nam là hoa mai nhuộm màu vàng rạo rực của nắng. Xuân miền Bắc là cành đào e thẹn nép sau chiếc váy màu hồng nhạt. Còn mùa xuân của Huế, mùa xuân của Thanh Hải là một màu tím biếc thủy chung, mộng mơ, dịu dàng. Trong không gian tĩnh lặng của mùa xuân bị khuấy động bởi âm thanh ngân vang chất chứa niềm vui rộn rã:

"Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời."

Từ "Ơi" được đặt ở đầu câu như một lời thốt lên thích thú, mộc mạc, gần gũi. "Hót chi mà" như một lời trách yêu đầy thân thương, trìu mến, dù trách là vậy nhưng vẫn đắm say vào âm thanh trong trẻo ấy. Con chim chiền chiện qua góc nhìn của Huy Cận cũng có sự tương đồng với Thanh Hải:

“Con chim chiền chiện

Bay vút, vút cao

Lòng đầy yêu mến

Khúc hát ngọt ngào.”

Nếu Huy Cận gợi âm thanh bằng độ cao chót vót thì Thanh Hải lại cụ thể hóa tiếng chim thành từng “giọt” hữu hình:

"Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.”

"giọt long lanh" là hình ảnh giàu sức gợi. Hình ảnh này có thể hiểu theo nhiều cách. Đó là hình ảnh thực, là những giọt sương đêm hay những giọt mưa mùa xuân vẫn còn đọng lại trên nhành cây, kẽ lá. Nhưng đó cũng là hình ảnh ẩn dụ. Từ việc giọt sương đêm hay giọt mưa xuân được cảm nhận bằng thị giác tác giả đã chuyển hóa thành giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện, giọt ngọc tinh túy và đẹp đẽ của đất trời và được cảm nhận bằng thính giác. Đó chính là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được Thanh Hải sử dụng một cách tài tình. Thi nhân vội vàng đưa đôi bàn tay để "hứng" lấy thứ quà tặng của thiên nhiên xứ Huế với một sự đón nhận, nâng niu, trân quý như sợ rằng, nếu không làm như vậy thứ âm thanh ngọt lành kia sẽ chìm vào thinh vắng. Đại từ "Tôi" được điệp hai lần đã gợi nên khát khao được ôm trọn vào lòng tất cả tinh hoa của cuộc sống, được tận hưởng, chiếm lĩnh và giao hòa với bản hoà tấu mùa xuân.

Vẻ đẹp của mùa xuân kinh thành Huế chính là một nét hoạ thần tình tô đậm cho vẻ đẹp của chốn thiên đường mang tên "mùa xuân con người, mùa xuân đất nước". Đối tượng hướng đến không chỉ dừng lại là các sự vật hiện tượng mà còn hướng đến những con người gây dựng lên mùa xuân:

“Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ"

Nói về mùa xuân của đất nước, của con người tác giả lựa chọn hai hình ảnh: "người cầm súng” và “người ra đồng”. Họ là những người đại diện cho sức mạnh dân tộc. Đồng thời, biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nước ta là chiến đấu ở tiền tuyến và lao động xây dựng hậu phương vững chắc. Những người cầm súng ra trận mang theo những cành lá ngụy trang như mang theo cả mùa xuân “Lộc giắt đầy trên lưng”. Cách miêu tả của nhà thơ khiến ta cảm giác những nhành lá ngụy trang như đang đâm chồi nảy lộc, tươi xanh suốt con đường ra trận. Hình ảnh “người ra đồng” gợi liên tưởng đến không khí tấp nập, đông vui của những con người tay tạo dựng cuộc sống mới. Dường như bước chân họ đi tới đâu là màu xanh bát ngát trải theo tới đó. Nét đặc sắc của đoạn thơ là việc sáng tạo hình ảnh ẩn dụ “lộc”. Lộc biếc rũ bỏ quá khứ điêu tàn, cũ kĩ để vươn lên sau những cơn mưa xuân rét mướt, những ngày đông giá lạnh trong kén lá đang ngỡ ngàng nhìn vạn vật. Và từ "lộc" cũng biểu hiện cho một niềm tin, một thành quả do cách mạng đem lại, là kết quả. Tất cả "như hối hả", "như xôn xao" mà hoà quyện trong sự phồn thực của mùa xuân:

“Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao ..."

Điệp từ “tất cả” đi liền với những từ láy “hối hả, xôn xao” làm cho nhịp thơ trở nên sôi động, lời thơ chan chứa niềm hân hoan, rung động. Tác giả đã mang đến âm hưởng của nét sống rộn ràng, nhộn nhịp, khẩn trương trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải gắn bó với quê hương, với con người bằng tình cảm máu thịt, nhà thơ Thanh Hải mới có được những liên tưởng vừa rất chân thực, vừa rất lãng mạn như vậy!

Cảm xúc hào hùng của khơ thơ trên đã dẫn đến niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Nhà thơ đã có những suy tư, chiêm nghiệm về đất nước.

“Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước ”

Hình ảnh “Đất nước” được nhân hóa mang tầm vóc lớn lao vô cùng. Tác giả dùng những từ “vất vả”, “gian lao” để đúc kết chặng đường bốn ngàn năm phát triển của dân tộc. Lịch sử dân tộc ta là những trang sử oai hùng về dựng nước và giữ nước. Để có ngày hôm nay, biết bao con người đã cống hiến và hi sinh, tạo nên đất nước. Tổ quốc ta phải chịu nhiều đau thương nhưng cũng kiên cường, quật khởi. Điệp từ “Đất nước” kết hợp với cấu trúc song hành “ Đất nước bốn ngàn năm”, “ Đất nước như vì sao” diễn tả sự vận động đi lên của lịch sử đồng thời khẳng định chắc chắn về sự phồn thịnh, trường tồn của quê hương. Hình ảnh so sánh “Đất nước như vì sao” thật đẹp! Vì sao ấy vừa mang ánh sáng lấp lánh của ngôi sao vàng chói lọi trên lá cờ Tỏ quốc vừa gợi liên tưởng đến quá trình đấu tranh của nhân ta ta, đi từ bóng tối của nô lệ đến ánh sáng của tự do hạnh phúc. Đặc biệt, từ “cứ” ở câu thơ cuối đã bộc lộ rõ ý chí quyết tâm cao độ, niềm tin vững chãi vào tương lai rộng mở của con người và đất nước Việt Nam.

Hai khổ thơ cuối, nhà thơ bộc lộ một cách trực tiếp, đầy say mê niềm khát khao dâng hiến:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”.

Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa như “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” để biểu đạt mong ước. Dẫu chỉ là một cành hoa nhưng cũng tô cho đời sắc thắm hương thơm, dẫu chỉ là một con chim cũng kiêu hãnh cất cao tiếng hót. Và dẫu chỉ là một nốt trầm xuyến xao, ta cũng tự hào vì đã hòa mình vào bản giao hưởng bất tận của đất trời. Sự chuyển hóa cảm xúc, nhận thức còn thể hiện rõ ở việc thi nhân thay cái “Tôi” bằng cái “Ta”. Cá nhân và cộng đồng, cái tôi và tập thể hòa hợp với nhau để cùng phát triển. Nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước. Đây không chỉ là ước nguyện của Thanh Hải mà còn còn ước nguyện của lớp lớp con người đất Việt.

“Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”

“Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, giàu ý nghĩa, tượng một cuộc đời đáng sống. Nhà thơ cất cao giọng hát truyền cảm hứng, kêu gọi mỗi con người hãy cống hiến những phần tươi đẹp nhất của mình để góp phần làm nên mùa xuân trường tồn của Tổ quốc. Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy thái độ khiêm nhường, thành kính. Điệp ngữ “Dù là” nhắc lại hai lần chính là lời hứa với nhân dân, đất nước và hứa với chính mình của nhà thơ.

Bài thơ kết thúc bằng làn điệu dân ca ngọt ngào của xứ Huế. Âm hưởng ấy vang lên vừa gợi lên bản sắc văn hóa của mảnh đất cố đô, vừa cho thấy tình yêu quê hương dạt dào như dòng sông vĩnh cửu chảy trong trái tim con người:

“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế...”

Những tháng này gian lao của Tổ quốc đã đi qua, chúng ta đang sống giữa những năm hòa bình quý giá. Và “Mùa xuân nho nhỏ” cũng vậy, ngân nga mãi với thời gian, nhắc nhở con người về ý thức cống hiến.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK